Xét nghiệm cổ tử cung hết bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm cổ tử cung hết bao nhiêu tiền? Đây là việc làm cần thiết và nên thực hiện theo chu kì 6 tháng/lần đối với phụ nữ để phát hiện sớm nhất những bất thường trong cơ thể.
02/03/2018 11:07

Xét nghiệm cổ tử cung hết bao nhiêu tiền?

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao thứ 3 sau ung thư vú và ung thư buồng trứng đối với nữ giới. Theo thống kê, ở Việt Nam ước tính cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp bị ung thư cổ tử cung và 11 trường hợp tử vong. Từ mức độ nguy hiểm của bệnh kể trên cho thấy việc xét nghiệm để phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung rất quan trọng và cần thiết với phái nữ.

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap smear ) giúp phát hiện các loại nhiễm trùng có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, bệnh sẽ có khả năng được chữa khỏi. Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, thời gian tốt nhất để thực hiện xét nghiệm tế bào cổ tử cung là 2 tuần sau khi kì kinh nguyệt cuối cùng kết thúc và khoảng 24-58 giờ sau khi quan hệ tình dục.

xet nghiem co tu cung gia bao nhieu

Xét nghiệm cổ tử cung hết bao nhiêu tiền? Giá xét nghiệm sẽ phụ thuộc vào phương pháp bạn lựa chọn

Các xét nghiệm ung thư cổ tử cung có thể bao gồm: xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap: có giá 180,000đ), nếu xét nghiệm phát hiện bất thường, chị có thể cần phải soi cổ tử cung (có giá là 250,000đ). Và để khẳng định bệnh, sinh thiết là xét nghiệm cuối cùng (có giá 1,200,000đ).

Tùy vào các triệu chứng mà chị có, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm phù hợp và nếu có bất thường mới cần thực hiện các xét nghiệm khác. Vì vậy, chi phí cho mỗi trường hợp là khác nhau.

Lưu ý, trước khi xét nghiệm từ 1-2 ngày, bạn không nên quan hệ tình dục để tránh trầy xước ở cổ tử cung. Điều này sẽ làm thay đổi chất lượng tế bào mẫu và kết quả xét nghiệm không chính xác.

Bên cạnh đó cũng không nên bôi kem âm đạo, dùng thuộc men, thụt rửa âm đạo, nếu lỡ làm thì hãy hẹn với bác sĩ để tiến hành xét nghiệm lần sau.

Những điều cần lưu ý khi xét nghiệm tế bào cổ tử cung:

- Phụ nữ nên tiến hành xét nghiệm Pap ít nhất 3 năm/lần, bắt đầu từ khoảng 3 năm sau khi có quan hệ tình dục lần đầu tiên.

- Không tiến hành xét nghiệm khi đang trong ngày hành kinh.

- Những phụ nữ đã cắt bỏ tử cung ( phẫu thuật để cắt bỏ tử cung và cổ tử cung) không cần phải có một xét nghiệm Pap, trừ khi phẫu thuật đã được thực hiện để điều trị tình trạng tiền ung thư hoặc ung thư.

- Nếu xét nghiệm Pap cho thấy sự bất thường không rõ ràng hoặc bất thường nhẹ, nên hỏi bác sĩ xem có cần thiết phải xét nghiệm lại không hay chỉ cần theo dõi tiếp.

- Nếu xét nghiệm thấy tế bào bất thường có nguy cơ cao trở thành ung thư, cần được điều trị ngay. Nếu không điều trị, những tế bào này có thể chuyển thành ung thư xâm lấn.

- Những chị em đã được chủng ngừa chống lại HPV vẫn cần làm xét nghiệm Pap.

Những đối tượng có nguy cơ ung thư cổ tử cung

Các đối tượng nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung là quan hệ sớm, nhiều bạn tình. Người chưa quan hệ tình dục thì hầu như không có ung thư cổ tử cung. 

Ở TPHCM mọi người nên đến khoa sản các bệnh viện, các phòng khám sản phụ khoa, bệnh viên ung bướu, bệnh viện Từ Dũ, BV Hùng Vương, BV Phụ sản Mê Kông... đều có sàng lọc và phát hiện ung thư cổ tử cung. 

xet nghiem co tu cung gia bao nhieu.jpg 1

Xét nghiệm cổ tử cung hết bao nhiêu tiền? Các đối tượng nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung là quan hệ sớm, nhiều bạn tình

Ở Hà Nội mọi người nên đến bệnh viện K, BV ung bướu trung ương, BV ung bướu Hưng Việt, BV Bạch Mai, BV Phụ sản trung ương...

Biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung là tiêm vắc-xin cho phụ nữ từ độ tuổi 9-26 tuổi, phát hiện sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung bằng khám phụ khoa, làm các xét nghiệm sàng lọc như tế bào, HPV DNA...

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh âm thầm trải qua các giai đoạn như nhiễm HPV, cổ tử cung xuất hiện bất thường, tổn thương tiền ung thư, ung thư...

Ở giai đoạn tiền ung thư người bệnh sẽ không nhận biết được triệu chứng gì nếu không đi khám phụ khoa. Và đến giai đoạn muộn sẽ có những biểu hiện như:

- Ra huyết trắng có mùi hôi, có lẫn máu.

- Chảy máu âm đạo sau giao hợp hoặc sau khi làm việc nặng dù không đang ở chu kì kinh nguyệt.

- Nặng hơn có thể chảy dịch có lẫn máu ở âm đạo một cách tự nhiên.

- Đau bụng, lưng, vùng chậu và chân.

comment Bình luận

largeer