Ăn mướp đắng có bị mất sữa không?
Giá trị dinh dưỡng của mướp đắng
Mướp đắng còn gọi là khổ qua, có tên khoa học là Momordica charantia Linn, thuộc họ Cucurbitaceae.
Vỏ, thịt quả, ruột và hạt khổ qua đều mang giá trị dinh dưỡng cao như nhau, trong đó hạt chứa khá nhiều chất béo. Ngoài ra, dùng nước ép từ vỏ và ruột khổ qua sẽ đảm bảo các chất chống oxy hoá không bị mất.
Trong thịt mướp đắng rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C. Tất cả bộ phận của cây đều có vị đắng nhờ chất momordicin rất tốt cho bao tử. Trong y thư cổ của Ấn Độ (kinh Vệ đà), các bộ phận khác nhau của khổ qua được khuyến cáo trị nhiều bệnh như dịch tả, viêm phế quản, bệnh thiếu máu, bệnh về máu, loét, tiêu chảy, kiết lỵ, thuốc bổ và tình dục như chữa lậu.

Ăn mướp đắng có bị mất sữa không? Mướp đắng chứa hàm lượng khoáng chất cao tốt cho sức khoẻ
Mướp đắng có chứa các hóa chất có hoạt tính sinh học như triterpens, protein, steroid, alcaloid, saponin, flavonoid và axit do cây sản xuất ra những chất chống nấm, chống vi khuẩn, chống ký sinh trùng, kháng virus, chống khả năng sinh sản, chống hình thành khối u, hạ đường huyết và chống ung thư.
Mướp đắng được sử dụng làm thuốc đông y để chữa các bệnh như thấp khớp, gút, giun sán, đau bụng, bệnh gan và lá lách. Nó cũng được sử dụng nhiều trong việc điều trị ung thư và đái tháo đường. Khổ qua có tác dụng hạ đường huyết mạnh do alkaloids và insulin như peptides và một hỗn hợp của sapogenins steroid gọi là charantin.
Trong tài liệu y thư cổ của Ấn Độ, mướp đắng được dùng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tiểu đường, bệnh sởi, sốt, viêm gan, ngứa...
Ăn mướp đắng có bị mất sữa không?
Trong mướp đắng có chứa nhiều các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như phospho, mangan, kẽm và magie. Ngoài ra, mướp đắng cũng là một trong những thực phẩm có chứa thiamin, foliate, riboflavin và vitamin B1, B2, B3, vitamin C, đặc biệt là một nguồn dưỡng chất của canxi, sắt và beta-caroten dồi dào.

Ăn mướp đắng có bị mất sữa không? Tuy có nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ sau sinh không nên ăn
Thực tế, mướp đắng có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào khẳng định ăn mướp đắng bị mất sữa, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ đang cho con bú tuyệt đối không nên ăn mướp đắng. Nguyên nhân là do mướp đắng có chứa ít chất béo, nếu ăn nhiều không có lợi cho chế độ ăn cần nhiều dinh dưỡng của mẹ sau sinh.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định ăn mướp đắng bị mất sữa
Hơn nữa, ăn mướp đắng có thể làm giảm đường huyết. Các nghiên cứu đã chỉ ra hạt mướp đắng có chứa chất vicine - một độc tố có khả năng gây nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê ở người nhạy cảm. Hơn nữa, trường hợp này có thể lây truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ, gây nguy hại cho hệ miễn dịch còn non yếu của bé.
Những tác dụng phụ không ngờ của mướp đắng
Làm men gan tăng cao
Ăn quá nhiều mướp đắng sẽ kiến các enzyme gan tăng cao, làm thay đổi hình dáng của tế bào gan. Với chất độc vicine có trong mướp đắng có thể gây nên hiện tượng nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
Nếu ăn phải mướp đắng được trồng tại những vùng bị nhiễm kim loại nặng sẽ dẫn tới ngộ độc, gây tổn hại cho gan.

Ăn mướp đắng có bị mất sữa không? Ăn quá nhiều mướp đắng có thể làm men gan tăng cao
Không có lợi cho sự phát triển của trẻ
Nếu cho trẻ ăn mướp đắng quá sớm có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ sẽ không đủ khả năng hấp thụ dinh dưỡng và đào thải độc tố từ mướp đắng. Do đó, các mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những món được chế biến từ mướp đắng.
Hạn chế khả năng thụ thai
Một nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng mướp đắng làm giảm khả năng thụ thai ở động vật.
Do trong mướp đắng có chứa một loại protein có hoạt tính chống lại khả năng thụ thai ở chuột đực, gây xuất huyết ở chuột cái đang mang thai và làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng ở chó đực khi chúng uống 1,7g nước mướp đắng/ngày.
Gây thiếu máu tán huyết
Ăn nhiều mướp đắng có thể gây thiếu máu dẫn đến các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, hôn mê, đau bụng, sốt.
Đối với phụ nữ mang thai
Mướp đắng có tác động xấu đến khả năng sinh sản và thai nhi. Vì vậy, những người đang mong muốn có con hay phụ nữ mang thai nên tuyệt đối tránh xa món ăn từ mướp đắng.

Ăn mướp đắng có bị mất sữa không? Mướp đắng có tác động xấu đến thai nhi
Người bị bệnh gan, thận
Vì mướp đắng có thể làm tăng men gan, ảnh hưởng đến thận do gan khó đào thải được chất ra ngoài. Vì vậy những người mắc bệnh gan, thận không nên ăn mướp đắng.
Người mắc bệnh tiêu hóa
Mướp đắng có tác dụng tăng tiết men tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn nhưng nếu những người mắc bệnh đường tiêu hóa, hệ tiêu hóa yếu thì các hoạt chất trong mướp đắng sẽ kết hợp với nhau gây nên hiện tượng tiêu chảy, lỵ, gây các bệnh ở dạ dày.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
IDE: Top phòng khám chuyên khoa hàng đầu trong điều trị sẹo phẫu thuật
Sẹo phẫu thuật lâu nay vô hình chung trở thành nỗi ám ảnh của phái đẹp, không chỉ tạo cảm giác ngứa ngáy, căng cứng, khó chịu mà còn gây nên tâm lý mất tự tin về diện mạo. Thấu hiểu được nỗi lo lắng của khách hàng, Phòng khám Chuyên khoa IDE với công nghệ tiên tiến có thể giúp giải quyết các vấn đề mà sẹo phẫu thuật mang lại.February 12 at 12:11 pm -
Hiểu đúng về virus HMPV
Vius HMPV (Human Metapneumovirus) là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới ở người. Loài virus này đã được các nhà khoa học xác định từ năm 2001, thuộc họ Pneumoviridae cùng với virus hợp bào hô hấp (RSV). HMPV thường xuất hiện vào mùa đông xuân.February 12 at 7:40 am -
Dây thìa canh: thảo dược tiềm năng hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường
Một trong những thảo dược hiện được chú ý trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường là dây thìa canh (Gymnema sylvestre).February 12 at 7:40 am -
Biến chứng nguy hiểm cúm với Người cao tuổi có bệnh lý nền
Hệ miễn dịch yếu theo tuổi tác cùng với tình trạng sức khỏe không ổn định từ các bệnh nền khiến cơ thể dễ bị tấn công và gặp phải những biến chứng nguy hiểm từ cúm. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về những biến chứng nguy hiểm của cúm ở người cao tuổi có bệnh lý nền, đồng thời đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ sức khỏe hiệu quả.February 12 at 7:40 am