Bỏng lạnh là gì và bỏng lạnh có nguy hiểm không?
Bỏng lạnh là gì?
Bỏng lạnh là tình trạng mô sống ở người bị đông cứng và bị tổn thương do tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp. Bỏng lạnh thường gặp ở bàn tay, bàn chân, mũi và tai...
Bỏng lạnh là gì và bỏng lạnh có nguy hiểm không? Bỏng lạnh là tình trạng mô sống ở người bị đông cứng và tổn thương
Các mô bị tổn thương do bỏng lạnh gây ra mất thời gian dài để hồi phục. Bệnh nhân có thể mất da, ngón tay và ngón chân bị dị tật và đổi màu. Những người bị bỏng lạnh còn có thể bị hạ thân nhiệt.
Các yếu tố nguy cơ gây bỏng lạnh thường do tiếp xúc với môi trường nhiệt độ thấp mà không đủ quần áo giữ ấm hoặc quần áo ướt, gió lạnh...
Bỏng lạnh được chia thành nhiều cấp độ, nếu ở cấp độ nhẹ chỉ bị tổn thương tới bề mặt da, triệu chứng là ngứa, đau, biến đổi màu sắc, có thể từ trắng sang đỏ và vàng. Ngoài ra, người bị bỏng lạnh nhẹ còn mắc rối loạn hoặc mất cảm giác nóng lạnh.
Trường hợp bỏng lạnh nặng hơn da sẽ cứng lại, các mô sâu chưa bị ảnh hưởng vẫn còn mềm mại. Giai đoạn này xuất hiện các bọng nước, da có màu đen và cứng, sau 1 tháng hoặc mất cảm giác nóng lạnh vùng tổn thương.
Bỏng lạnh là gì? Người bị bỏng lạnh nặng sẽ bị tổn thương các mô sâu tiến tới hoại tử do dinh dưỡng
Ở cấp độ 3 và 4, tổn thương các mô sâu bao gồm gân, cơ, mạch máu, thần kinh, các khu vực này chuyển sang màu đen và chứa đầy máu, tiến tới hoại tử do dinh dưỡng. Trường hợp bội nhiễm vi khuẩn là yếu tố tiên lượng nặng cần can thiệp ngay.
Những người hút thuốc lá, người bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh liên quan tới mạch máu, suy thận mãn tính... là những người có nguy cơ cao nhiễm bỏng lạnh.
Nguyên nhân phổ biến gây ra bỏng lạnh là do tiếp xúc với điều kiện thời tiết lạnh, tiếp xúc trực tiếp với nước đá, kim loại lạnh hoặc các chất lỏng có độ lạnh cao. Cụ thể: mặc quần áo không phù hợp dưới thời tiết lạnh, gió hoặc ẩm ướt; ở ngoài trời lạnh và gió lạnh quá lâu, nguy cơ bị bỏng lạnh sẽ tăng cao khi nhiệt độ không khí giảm xuống dưới -150 độ C; tiếp xúc với nước đá, vật ướp lạnh hoặc kim loại đông lạnh. Khi gặp nạn, nếu nhiệt độ thấp kéo dài cơ thể có thể bị tổn thương, tuỳ vào thể trạng của mỗi người chống chịu với mức độ lạnh.
Bỏng lạnh có nguy hiểm không?
Theo Bác sỹ Lê Thị Thuần thuộc Viện bỏng quốc gia cho biết, bỏng lạnh còn có tên gọi khoa học khác là Frostbite cũng rất nguy hiểm như những dạng bỏng khác, gây phù nề dẫn đến tổn thương tế bào và vết thương bị hoại tử. Trường hợp bỏng lạnh việc đầu tiên đó là phải sơ cấp cứu đưa bệnh nhân tới nơi ấm áp nhằm loại bỏ nguy cơ hạ thân nhiệt, kích thích cơ thể tự điều chỉnh, ủ ấm bệnh.
Bỏng lạnh là tình trạng tổn thương các mô rất nguy hiểm như những dạng bỏng khác
Sau đó, để người bệnh bất động hoặc băng kín nhằm ngăn chặn tổn thương do các tinh thể nước đá di chuyển gây tổn hại mô. Ngâm các tổn thương trong nước ấm khoảng 40 - 42 độ C. Lưu ý, không để bệnh nhân tiếp xúc với lửa hay lò sưởi vì có thể dẫn đến những tổn thương nặng nề hơn và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để chăm sóc, điều trị.
Những người tiếp xúc với môi trường lạnh trong thời gian dài, thân nhiệt bị hạ dẫn tới rối loạn ý thức, co giật, hôn mê thậm chí tử vong.
Để phòng tránh bỏng lạnh cần có các biện pháp cụ thể đó là mang bảo hộ lao động cần thiết. Điều này rất cần thiết, trang bị bảo hộ lao động đầy đủ sẽ giảm tổn thương. Với công nhân làm việc trong môi trường lạnh, bảo hộ lao động góp phần giảm thiểu tổn thương tế bào. Ngoài ra, cũng cần chú ý phần cơ thể tiếp xúc nhiều với nhiệt độ thấp như bàn tay, bàn chân...
Nguyên nhân dẫn đến bỏng lạnh chính là làm việc quá lâu dưới nhiệt độ thấp vì vậy khi có biểu hiện nhiễm lạnh cần ngừng làm việc ngay, chẩn đoán và điều trị sớm các tổn thương.
Bỏng lạnh là gì và bỏng lạnh có nguy hiểm không? Cần có các phương pháp phòng tránh bỏng lạnh, đặc biệt là trẻ em và người già
Bỏng lạnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, cần chú ý giữ ấm cho trẻ vì đây là đối tượng dễ bị tổn thương trước tác động của môi trường, hậu quả để lại rất nặng nề.
Những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiệt độ thấp cần nâng cao sức đề kháng bằng việc tập thể dục đều đặn, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng và nước cần thiết cho cơ thể hoạt động trong môi trường lạnh.
Người bị bỏng lạnh cần nghe theo sự hướng dẫn của bác sỹ, không được tự ý uống thuốc hay tự ý bỏ thuốc. Ngoài ra, cần tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng và tình trạng sức khoẻ.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm