Cách chữa hôi miệng sau khi ăn tỏi
1. Tại sao ăn tỏi bị hôi miệng?
Tỏi là thực vật thuộc họ hành và là gia vị được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của người dân trên toàn thế giới. Ngoài tác dụng làm gia vị, tỏi được sử dụng nhiều trong chữa bệnh. Các thầy thuốc đông y coi tỏi là vị thuốc cực tốt và không gây tác dụng phụ khi sử dụng.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong tỏi có chứa nhiều I ốt và tinh dầu (khoảng 100kg tỏi thì chứa chừng 60- 200g tinh dầu). Thành phần chủ yếu của tỏi là chất kháng sinh alixin C6H10OS2, hợp chất sunfua. Chúng có tác dụng diệt vi khuẩn nhanh, mạnh.
Đặc biệt, trong tỏi có chứa nhiều allicin – đây là chất mạnh nhất và quan trọng nhất trong tỏi. Nhờ hoạt chất này mà tỏi ức chế sự phát triển của nhiều loại siêu vi như siêu vi trái ra, bại liệt, cúm và một số loại nấm gây bệnh ở da hoặc bộ phận sinh dục nữ như candida.
Tuy nhiên, tỏi không phải là một loại gia vị hoàn hảo, tỏi cũng sở hữu nhược điểm khiến nhiều người phai xấu hổ khi giao tiếp. Theo chuyên gia, tỏi chính là căn nguyên gây hôi miệng ở nhiều người.

Cách chữa hôi miệng sau khi ăn tỏi. Tỏi có thể gây hôi miệng đến 24 giờ đồng hồ
Nguyên nhân gây mùi hôi này chủ yếu xuất phát từ chất sulfuric có trong tỏi. Không những vậy, tỏi còn thúc đẩy sự tăng trương các vi khuẩn gây mùi hôi miệng trong khoang miệng.
Mặc dù sau khi ăn tỏi bạn đã súc miệng hay đánh răng rất sạch nhưng mùi hôi vẫn còn cảm giác hơi thở nặng mùi và phải mất một thời gian dài mới hết. Điều này được lý giải như sau: khi bạn ăn nhiều tỏi, hợp chất Sulfuric đã tìm được đường chuyển hóa và tan cả vào trong máu.
Đây là hợp chất nổi trội nhất trong số các hợp chất này là Allyl methyl sulfide (AMS). Khi chất này đã có trong máu thì chúng sẽ tìm cách thoát ra khỏi cơ thể thông qua đường thở. Trong đó có cả việc hòa lẫn với không khí ở trong phổi. Vậy nên, sâu khi ăn tỏi dù chúng ta có súc miệng kỹ đến như thế nào đi chăng nữa thì hơi thở vẫn có mùi hôi khó chịu.
Hơn nữa, Allyl Methyl Sulfide còn tiết ra ngoài cơ thể thông qua tuyến mồ hôi. Do vậy, không chỉ hơi thở mà cả người ban cũng sẽ rất nặng mùi sau khi ăn tỏi. Hiệu ứng này chỉ chấm dứt khi cơ thể chúng ta đã thải được toàn bộ hợp chất sulfuric ra ngoài. Song quá trình này phải tốn từ vài giờ cho đến cả 1 ngày.
2. Cách chữa hôi miệng sau khi ăn tỏi
Để hết hôi miệng sau khi ăn tỏi thì việc súc miệng hay đánh răng thôi là chưa đủ bởi mùi hôi đã hòa trộn trong không khí đường thở, trong máu và mồ hôi. Theo kinh nghiệm dân gian, để chữa hôi miệng sau khi ăn tỏi các bạn nên áp dụng một số cách dưới đây:
- Chữa hôi miệng với chè xanh
Theo nghiên cứu, trong chè xanh có chứa hợp chất poly-phenol có khả năng kiểm soát và ngăn chặn sự pát triển của vi khuẩn gây mùi hôi miệng. Sau khi ăn tỏi, để mùi hôi được giải quyết nhanh bạn chỉ cần lấy vài lá chè xanh, rửa sạch, nhai chậm cho đến khi nước bọt hóa giải lá chè rồi nuốt từ từ vào. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng nước chè đặc để súc miệng, khử mùi hôi của tỏi.
- Chữa hôi miệng bằng sữa bò
Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng thực sự sữa bò có tác dụng chữa hôi miệng sau khi ăn tỏi cực công dụng. Bạn chỉ cần lấy 200ml sữa bò và làm giảm 50% sự có măt của ally methyl sulphide - hợp chất gây ra mùi hôi. Khi bạn uống hết ly sữa bò này sẽ làm giảm đáng kể nồng độ mùi hôi do tỏi gây ra trong khoang miệng.

Cách chữa hôi miệng sau khi ăn tỏi. Sữa bò có tác dụng khử mùi hôi do tỏi gây ra cực công hiệu
- Uống giấm táo chữa hôi miệng
Sau khi ăn tỏi bạn có thể uống dấm táo để chữa hôi miệng.Trong dấm táo có chứa các loại axit amin, axit axetic, và một số loại axit khác có tính khử trùng cao và có lợi cho tiêu hóa. Bạn chỉ cần uống 1 muỗng canh giấm táo sau khi ăn hoặc súc miệng sẽ mang đến hiệu quả nhanh chóng.
- Dùng nước muối chữa hôi miệng
Đây là cách đơn giản nhất để loại bỏ mùi hôi miệng do việc ăn tỏi gây nên. Bạn chỉ cần pha 1 cốc nước muối loãng sau đó súc miệng khoảng 3 – 5 phút và nhả nước muối đó ra là được. Nước muối sẽ đánh tan mùi hôi và vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng nhanh chóng.
- Chữa hôi miệng bằng chanh
Chanh là loại quả có chứa nhiều aixt có tác dụng loại bỏ mùi hôi miệng nhanh chóng, hiệu quả. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần cắt một lát chanh ngậm trong miệng hoặc cho vắt ít nước cốt chanh hòa với nước để súc miệng là có thể đánh tan mùi hôi khó chịu của tỏi.
Ngoài ra, để khử mùi hôi miệng do tỏi gây ra bạn cũng có thể sử dụng một số cách khác như: nhâm nhi cà phê đen không đường, ăn đường, nhai rau cần tây, nhai kẹo chewing gum hoặc đánh răng bằng backing soda.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am