Có bầu ăn cá mè được không

Có bầu ăn cá mè được không? Cá mè là thực phẩm bà bầu có thể ăn trong thời kỳ dưỡng thai. Song chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bà bầu nên ăn cá mè với mức độ vừa phải, khi ăn cần bỏ mật cá mè để đảm bảo sự hài hòa dinh dưỡng và tránh ngộ độc.
31/03/2018 10:16

Giá trị dinh dưỡng của cá mè

Cá mè là loại cá nước ngọt cùng họ với cá chép. Cá mè có thân dẹp, đầu to, vẩy trắng, nhỏ. Cá mè có nhiều loại khác nhau như cá mè hoa, cá mè hương, cá mè trắng. Chúng thường sinh sống ở các sông, ngòi, hồ… Thông thường, cá mè được sử dụng chế biến thực phẩm nhiều vào những ngày hè oi bức vì thịt cá mè có tính hàn.

Tại Việt Nam, cá mè được nuôi rất nhiều nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống của người dân. Người Việt có thể chế biến cá mè thành nhiều món ăn hấp dẫn như: cá mè om dưa, om riềng, cá mè nướng, cá mè kho, cá mè hấp… vì thịt cá mè rất chắc, béo nhưng không ngấy.

Theo đông y, cá mè được gọi là liên ngư, bạch cước liên, phường ngư. Thịt, mỡ và mật cá mè được các thầy thuốc đông y sử dụng làm nguyên liệu chữa nhiều bệnh lý khác nhau.

Kết quả nghiên cứu của đông y chỉ ra, thịt cá mè có vị ngọt, tính ấm, không độc. Ăn thịt cá mè có tác dụng bổ não tủy, nhuận phếm ích tỳ vị. Trong sách cổ có ghi, thịt cá mè trắng được sử dụng làm món khai vị. Ăn vào có tác dụng hạ khí, điều hòa ngũ tạng, chống hư mạch huyết, sáng mắt, bổ gan.

Empty

Có bầu ăn cá mè được không? Cá mè là loại cá có vị ngọt, tính hàn có tác dụng chữa nhiều bệnh lý khác nhau

Cá mè còn được sử dụng cho những người bị tỳ vị hư hàn, ăn kém, đau bụng, da thô ráp, tróc da, da khô. Nhóm người cao tuổi ăn thịt cá mè đều đặn giúp giảm đau đầu, chống giảm trí nhớ, khỏi ho đờm, hen suyễn.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong thịt cá mè có chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng. Thịt cá mè có chứa nhiều protid, mỡ cá mè có chứa nhiều acid béo không no.

Cụ thể, trong 100g thịt cá mè có chứa: đạm, canxi, chất béo, phot pho và nhiều vitamin khác. Ăn thịt cá mè đều đặn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ giúp bổ sung được nhiều loại dinh dưỡng mà cơ thể không tự tổng hợp được, nhất là với người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh.

Cá mè là nguyên liệu chính để xây dựng lên các bài thuốc chữa bệnh an toàn, hiệu quả. Theo kinh nghiệm dân gian, cá mè có thể dụng cho những trường hợp sau:

- Dùng cá mè cho người suy nhược, sốt, chán ăn

- Dùng cá mè cho các trường hợp huyết hư sau đẻ và thiếu sữa

- Dùng cá mè cho những trường hợp tỳ vị dương hư, hư hàn, ăn kèm, chậm tiêu, đầy ợ hơi, sợ lạnh, ho suyễn, nôn ói

- Dùng cá mè cho người bị bệnh phù nề, tiểu tiện ít

- Dùng cá mè cho những trường hợp đau đầu hoa mắt, chóng mặt, mỏi chân tay.

Có bầu ăn cá mè được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong thời gian mang thai phụ nữ vẫn có thể ăn cá mè bình thường. Song cũng giống như các loại thực phẩm khác, bà bầu chỉ nên ăn cá mè với mức độ vừa phải, ăn theo chỉ dẫn của chuyên gia dinh dưỡng và khi ăn nên loại bỏ sạch mật của cá mè.

Nếu đặt lên bàn cân về giá trị dinh dưỡng của cá mè thì có thể nhận thấy nó không hề thua kém các loại cá nước ngọt khác. Trong thịt cá mè có chứa nhiều chất béo nhưng chủ yếu là chất béo không no nên bà bầu có thể ăn mà không lo bị béo phì hoặc tích mỡ trong máu gây các bệnh lý nguy hiểm.

Trong thịt cá mè còn có chứa nhiều canxi, vitamin. Sự phối hợp giữa canxi và các loại vitamin tiêu biểu như vitamin D có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ sự phát triển của xương khớp thai nhi và phòng chống loãng xương ở bà bầu sau sinh.

Empty

Có bầu ăn cá mè được không? Bà bầu chỉ nên ăn thịt cá mè đã chế biến chín kỹ để tránh ngộ độc và nhiễm khuẩn

Thịt cá mè còn được xem là thực phẩm tuyệt vời dành cho những bà bầu có thể trạng yếu, thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, tiêu hóa kém, chán ăn, suy nhược thần kinh, sốt.

Bên cạnh đó, những bà bầu có hiện tượng phù nề, tiểu tiện ít ở những tháng cuối thời kỳ dưỡng thai thì cũng có thể ăn cá mè. Cách làm bài thuốc này rất đơn giản, mẹ bầu chỉ cần chuẩn bị cá mè 1 con, đậu đỏ hạt 30g. Cá mè làm sạch, cho vào nồi hầm nhừ với đậu đỏ, bỏ thêm gia vị thích hợp. Bà bầu có thể ăn trong khoảng 5 – 7 ngày để đem đến tác dụng tốt nhất.

Theo nghiên cứu y học hiện đại, trong mật cá mè chứa độc tố rất mạnh. Nếu bà bầu ăn cá mè chưa được loại bỏ mật hoặc ăn thịt cá mè bị vỡ mật thì có thể dễ bị ngộ độc. Ngộ độc mật cá mè có thể làm cho bà bầu bị mệt mỏi, chóng mặt, mất nước. Ở bà bầu mới mang thai ngộ độc ở mức độ nặng có thể gây sảy thai và nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, cá mè có tính chất ôn nhiệt, ăn nhiều sinh nội nhiệt khát nước loét miệng. Vì vậy, những bà bầu dương thịnh, nội nhiệt táo bón, lở ngứa, mụn nhọt thì không nên ăn thịt cá mè. Đặc biệt bà bầu không được ăn gỏi cá mè hoặc cá mè chưa nấu chín vì trong cá mè thường có chứa nhiều ấu trùng sán lá gan.

comment Bình luận

largeer