Có bầu ăn măng được không

Có bầu ăn măng được không? Măng là loại thực phẩm được ưa chuộng bởi có thể chế biến được thành nhiều món ăn khác nhau và khá lạ miệng. Tuy nhiên, với bà bầu ăn măng có lợi hay có hại vẫn là thắc mắc của nhiều người.
15/01/2018 09:15

Tính hai mặt của việc ăn măng

Măng chính là mầm của tre, nứa, vầu… phân bố nhiều ở vùng miền núi, nhất là tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Lai Châu… Từ cây măng tươi, người dân có thể chế biến thành nhiều chế phẩm khác nhau như măng khô, măng ngâm, măng chua, măng ớt…

Theo nghiên cứu, trong măng có chứa nhiều chất xơ, giàu protein nhưng lại ít lipid, đường, chất béo. Bởi vậy, măng được xem là thực phẩm giảm cân cực hiệu quả.

Mặt khác, vì chứa nhiều chất xơ nên măng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị chứng táo bón, giảm cholesterol xấu trong máu. Ngoài ra, măng còn có khả năng giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Empty

Có bầu ăn măng được không, măng là thực phẩm sạch nhưng không hoàn toàn tốt cho sức khỏe

Bên cạnh những tác dụng tốt, măng cũng chứa nhiều chất độc không có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. The PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội: có rất nhiều vụ ngộ độc xảy ra sau khi ăn măng. Nguyên nhân là do trong măng có chứa cyanide. Khi đi vào cơ thể, dưới tác động của enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axit cyanhydric (HCN), gây hại cho cơ thể.

Chất này có thể gây ngộ độc với các triệu chứng là khó thở, mất trị giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở, nặng có thể dẫn đến tử vong…

Các nhà khoa học cũng khuyến cáo, mỗi lần ăn măng không nên quá 100g măng tươi. Khi luộc cần ngâm nước kỹ và luộc thật chín nhiều lần để loại bỏ độc tố nguy hiểm cho cơ thể.

Bà bầu không nên ăn măng trong 9 tháng mang thai

Với những người bình thường, ăn măng chế biến đúng cách và ăn ở mức độ vừa phải có thể không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, với bà bầu măng là thực phẩm được khuyến cáo không nên ăn trong thời kỳ dưỡng thai. Ăn măng có thể tạo cảm giác lạ miệng ngay lúc ăn nhưng nó có thể để lại nhiều hậu quả nguy hiểm cho cả bà mẹ và thai nhi.

Theo các nghiên cứu, bà bầu ăn măng có thể gây nguy hiểm như  sau:

Dễ bị đầy bụng: mặc dù được chứng minh là chứa nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, với người mang thai trong 3 tháng đầu ăn măng có thể gây đầy hơi, khó tiêu. Đặc biệt, với bà bầu ốm nghén kéo dài thì không nên ăn măng.

Empty

Có bầu ăn măng được không, các món ăn chế biến từ măng không có lợi cho sức khỏe bà bầu

Rất dễ bị ngộ độc: theo các nghiên cứu, trong măng có chứa nhiều độc tố, nhất là glucozit. Chất này kho vào dạ dày có thể phá hủy men tiêu hóa sinh ra acid xyandydric dễ gây ngộ độc. Khi bị ngộ độc bà bầu thường có hiện tượng tụt huyết áp, nôn ói, khó thở. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong.

Gây thiếu máu: trong thời gian mang thai, bà bầu cần bổ sung một lượng sắt lớn để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu bà bầu cố tình ăn măng sẽ dễ dẫn đến thiếu máu. Bởi độc tố cyanide trong măng tươi có thể làm vô hiệu hóa enzym sắt, khiến người ăn bị thiếu oxy gây ra thiếu máu.

Với những tác hại, các chuyên gia dinh khuyên bà bầu không nên ăn măng trong thời kỳ mang thai. Nếu có ăn thì nên ăn ở mức độ ít và có cách chế biến đúng cách.

Theo đó, khi mua măng về bà bầu cần rửa sạch măng và ngâm kỹ trong nước muối loãng. Sau đó luộc đi luộc lại măng khoảng 3 lần mới đem ra chế biến. Đặc biệt, khi luộc măng cần mở vung để các độc tố trong măng bay mất nhằm giảm thiểu lượng độc tố trong măng.

Trong thời gian mang thai, thời gian ăn măng hợp lý nhất cho bà bầu là khoảng từ 2 – 3 tháng 1 lần, mỗi lần 200 – 300 gam.

comment Bình luận

largeer