Có bầu ăn rau má được không

Trong 100g rau má có chứa nước 88,2g; protein3,2g; gluxit 1,8g; xơ 4,5g; tro 2,3g, canxi 229mg; phosphor 2,4mg; caroten 2,6mg; vitamin C 37mg tốt cho sức khỏe. Song chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bà bầu cần thận trọng khi ăn hoặc uống nước rau má.
12/04/2018 09:34

Giá trị dinh dưỡng của rau má

Rau má hay còn được gọi với tên khác là tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo. Rau má là loại cây thân thảo mọc hoan, có nguồn gốc từ australia. Rau má không chỉ được sử dụng làm thực phẩm mà còn là một nguyên liệu thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Tại Việt Nam, rau má thường mọc hoang tại bờ ruộng nên không phải trồng. Trước đây, rau má được coi là loại rau cứu đói cho người dân Việt. Rau má thường được sử dụng để ăn sống, nấu canh, thịt, cá, luộc, hấp, xay thành nước ép.

Theo nghiên cứu của y học cổ truyền, rau má có vị đắng, tính mát, giải độc gan, lợi tiểu. Các thầy thuốc sử dụng rau má để chữa phế nhiệt ho khan, viêm họng, gan nóng mụn nhọt, rôm sảy, chàm vảy nến, tiểu buốt, kiết lỵ. Ăn rau má có tác dụng chữa mụn trứng cá ngoài da rất tốt.

Nước ép rau má có tác dụng tuyệt vời với sức khỏe và có cách sử dụng đơn giản. Mỗi ngày, một người có thể dùng từ 30 đến 40g rau má tươi. Theo các thầy thuốc dân gian, nước rau má phơi sương đêm uống vào sẽ tốt hơn nước rau má xay xong uống trực tiếp.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong rau má có chứa nhiều thành phần vitamin và khoáng chất khác nhau. Cụ thể, trong 100g rau má có chứa: nước 88,2g; protein3,2g; gluxit 1,8g; xơ 4,5g; tro 2,3g, canxi 229mg; phosphor 2,4mg; caroten 2,6mg; vitamin C 37mg đều là dưỡng chất rất cần thiết có lợi cho sức khỏe.

Empty

Có bầu ăn rau má được không? Rau má có tính hàn ăn vào giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả

Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra, dùng rau má có tác dụng hỗ trợ chữa trị bệnh lao, rối loạn tiêu hóa do trực tràng, giúp vết thương mau lành hơn. Trong rau má còn có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hóa, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da.

Rau má có tính hàn nên có khả năng thanh nhiệt, giải độc, hạ sốt hiệu quả, nhất là với trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, các thầy thuốc chỉ ra: uống lá rau má sấy khô tán bột chung với sữa mỗi ngày  3 – 5g còn có tác dụng chống suy giảm trí nhớ và thị lực.

Với hàm lượng chất xơ cao, rau má không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch, suy tĩnh mạch. Đồng thời, chất xơ còn giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Rau má còn có tác dụng làm đẹp vì giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của mụn nhọt. Trong rau má còn có chứa chất  triterpenoidscó công dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương, tăng chức năng bảo vệ da. Ngoài ra, chất này còn có tác dụng giảm stress, căng thẳng, rối loạn tuần hoàn, mất ngủ…

Song theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau má chỉ thực sự tốt khi được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Nếu lạm dụng ăn hoặc uống quá nhiều nước rau má sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy, nhức đầu, tăng lượng đường trong máu và không tốt cho phụ nữ mang thai.

Có bầu ăn rau má được không?

Rau má là thực phẩm quen thuộc và dân dã trong ẩm thực Việt. Loại rau này có thể nấu chín hoặc ăn sống. Bởi nó có tính hàn giúp giải độc cơ thể nhất là vào những ngày mùa hè nóng bức. Theo chuyên gia dinh dưỡng, không thể phủ nhận tác dụng tuyệt vời của rau má với bà bầu, nhưng cũng cần phải lưu ý về những tác hại mà nó có thể mang đến cho mẹ bầ.

Theo đó, bà bầu khi ăn rau má cần nắm rõ công dụng cũng như cách sử dụng loại rau này sao cho hiệu quả nhất, nhằm tránh các tác hại vô cùng nguy hiểm của nó đối với cả bà mẹ và thai nhi.

Bà bầu cần phải cẩn thận cả lúc ăn và lúc uống nước ra má. Bởi nước ép rau má sống hoặc ăn rau má sống không được sơ chế sạch sẽ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn gây nguy hại cho thai nhi.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bà bầu và phụ nữ đang cho co bú nên tránh ăn rau má. Bởi loại rau này nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ sảy thai cho bà bầu. Với phụ nữ cho con bú ăn nhiều dẫn đến tiêu chảy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sữa cho bé.

Empty

Rau má hay ước ép rau má không phải là thực phẩm tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi

Mặt khác, phụ nữ thường xuyên uống nước rau má để hỗ trợ làm đẹp da thì cũng có nguy cơ làm giảm khả năng thụ thai. Liên quan đến vấn đề này hiện vẫn còn rất nhiều những cuộc nghiên cứu chưa được công bố. Do vậy, những phụ nữ chuẩn bị mang thai nên hạn chế ăn rau má.

Bên cạnh đó, bà bầu ăn quá nhiều rau má còn có nguy cơ làm tăng tình trạng tiêu chảy. Bởi rau má có tính hàn, ăn quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng lạnh bụng, thân nhiệt hạ thấp gây tiêu chảy.

Đối với những bà bầu có tiền sử bệnh tiểu đường hoặc được chẩn đoán có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thì không nên ăn hoặc uống nước ép rau má. Bởi ăn/uống nhiều rau má sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Điều này rất nguy hiểm, bởi nó khiến cho lượng cholesterol xấu trong máu cũng tăng cao.

Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng: Phụ nữ mang thai, người mắc bệnh gan tiểu đường, bệnh ung thư hoặc người đang sử dụng một số loại thuốc thì không nên ăn hoặc uống rau má để tránh tác dụng phụ.

Thay vào đó, bà bầu ăn chuyển sang uống các loại nước ép trái cây, ăn nhiều rau xanh, thịt đỏ. Đây là những thực phẩm có khả năng hỗ trợ, bổ sung vi chất mà cơ thể bà bầu không thể tự tổng hợp được.

comment Bình luận

largeer