Có kinh nguyệt ăn cua đồng được không?
Giá trị dinh dưỡng của cua đồng
Cua đồng là một trong những loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. Trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có: 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo. Trong đó, đặc biệt là lượng vitamin, muối khoáng, canxi trong cua đồng rất cao: 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP…Trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có chứa 74,4g nước; 12,3g protid; 3,3g lipid; 2g glucid; cung cấp được 89g calo. Trong đó, đặc biệt là lượng vitamin, muối khoáng, canxi trong cua đồng rất cao với 5,040mg canxi; 430mg phospho; 4,7mg sắt; các loại vitamin B1, B2, PP…
Có kinh nguyệt ăn cua đồng được không? Cua đồng có hàm lượng dinh dưỡng cao
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy lượng protid trong cua thuộc loại tốt, có khoảng 8/10 loại axit amin cần thiết như lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threonine và trytophane (chỉ thiếu arginine và histidine).
Trong Đông y, cua đồng có vị mặn, mùi tanh, tính lạnh giúp tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương. Ngoài giá trị dinh dưỡng, cua đồng còn được coi là vị thuốc bổ dưỡng được dùng từ lâu.
Một trong những tác dụng mà ít người biết đến chính là hàm lượng chất đạm trong cua đồng mang lại khá cao.
Có kinh nguyệt ăn cua đồng được không?
Chị em trong ngày đèn đỏ thường có triệu chứng mệt mỏi, khó chịu do bị mất lượng máu khá nhiều. Tình trạng đau bụng kinh, tức ngực, đau lưng... thường xảy ra ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Vì vậy, chị em phụ nữ cần có chế độ ăn uống bổ sung sắt để bù vào lượng máu đã mất cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết để bồi bổ cơ thể. Có kinh nguyệt ăn cua đồng có thể khiến máu bị kích thích, thay đổi nhiệt độ làm máu lưu thông không tốt, gây ra hiện tượng đau bụng kinh.
Có kinh nguyệt ăn cua đồng được không? Ăn cua đồng trong ngày đèn đỏ có thể gây đau bụng kinh
Do cua đồng có tính hàn không tốt cho ngày đèn đỏ. Nếu hấp thu nhiều có thể khiến cơn đau bụng kinh trầm trọng hơn.
Đông y cho rằng, trong ngày đèn đỏ, cổ tử cung bị co lại để máu kinh được đưa ra ngoài. Nếu ăn cua đồng, nhiệt độ trong ruột và dạ dày hạ xuống, ảnh hưởng khiến tử cung khó co lại, máu không được lưu thông, đóng cục gây ra hiện tượng đau bụng kinh dữ dội hơn.
Một số lợi ích của việc ăn cua đồng
Trong Đông y, cua đồng được dùng làm thuốc chữa bệnh đem lại hiệu quả cao.
Chữa trẻ nhỏ còi xương, chậm biết đi
Cua đồng làm sạch, bỏ chân, càng, mai, yếm, rang nhỏ lửa cho vàng và khô, tán bột. Dùng 15 - 20g khuấy với bột gạo, cho trẻ ăn trong ngày.
Có kinh nguyệt ăn cua đồng được không? Cua đồng có tác dụng chữa trị trẻ bị còi xương
Chữa vết thương đụng dập, lở loét
Cua đồng 2 con giã nát, rượu 1 chén, cho vào nồi đun sôi, gạn lấy nước uống, bã đắp vào chỗ đau.
Chữa tâm trạng bồn chồn, kém ăn, ít ngủ
Rau nhút 1 - 2 nắm bỏ rễ, cạo bỏ phần bấc, ngắt đoạn, rửa sạch; khoai sọ 300 - 400g cạo vỏ, xắt nhỏ; cua đồng 200g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, gạn lấy nước. Cho khoai sọ vào nước cua nấu chín, khi gần chín, cho rau nhút vào, đun sôi tiếp 5 - 10 phút. Ăn trong ngày, dùng 2 - 3 ngày.
Giải nhiệt mùa hè trị lở ngứa
Cua đồng 200g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước; mướp hương 1 - 2 trái cạo vỏ, rửa sạch, cắt miếng; rau đay và mồng tơi tươi mỗi thứ 100g rửa sạch, cắt đoạn. Đun sôi nước cua và cho các loại rau vào, đến khi mướp chín là được.
Trị viêm thận cấp
Cua đồng 250g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước; vỏ cây dâu 50g rửa sạch, cắt đoạn. Đem tất cả nấu thành canh, uống nước.
Có kinh nguyệt ăn cua đồng được không? Cua đồng có tác dụng chữa trị viêm thận cấp
Trị trướng bụng, chứng phù tim
Cua đồng tươi nấu cháo, ăn nóng.
Chữa sưng tấy
Mai cua 10g sao vàng, vảy tê tê 10g sao phồng rộp; gai bồ kết 10g phơi sấy khô. Tất cả tán bột, uống với rượu.
Những đối tượng không nên ăn cua đồng
Do cua đồng có tác dụng phá khối u, loại bỏ khối cục tồn đọng nên đông y khuyên phụ nữ có thai tránh ăn cua đồng.
Người đau ốm mới khoẻ, hệ thống tiêu hoá còn yếu cũng không nên ăn.
Có kinh nguyệt ăn cua đồng được không? Người ốm mới khoẻ không nên ăn cua đồng
Người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (cảm giác sợ lạnh) cũng cần hạn chế. Nếu bị tiêu chảy, không ăn cua đồng.
Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng.
Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn. Cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gout.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm