Có nên ăn cà chua sống không?

Ăn cà chua sống là thói quen của rất nhiều người Việt. Bởi theo họ, cà chua sống mọng nước, ngon, ngọt hơn cà chua đã nấu chín. Tuy nhiên, ăn cà chua sống có thực sự tốt hay không thì không phải ai cũng biết.
16/06/2018 06:03

1. Có nên ăn cà chua sống không?

Cà chua (Solanum lycopersicum) là loại thực phẩm phổ biến trên toàn cầu. Cà chua được trồng để lấy quả. Quả cà chua khi non có màu xanh, chín ngả từ vàng sang đỏ. Cà chua có vị hơi chua và làm loại thực phẩm bổ dưỡng.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, quả cà chua có chứa 90% là nước, glucid 4%, protid 0,3%, lipid 0,3%, các acid hữu cơ như acid citric malic, oxalic, nhiều nguyên tố vi lượng, các vitamin A, B1, B2, B6, C, PP, E, K.

Ngoài ra, quả cà chua chín còn có chứa glucose và fructose và một ít sucrose và một keto-heptose. Quả Cà chua chín và gần chín đều chứa các aminoacid chủ yếu, trừ tryptophan; quả chưa chín chứa narcotin.

Theo nghiên cứu của đông y, cà chua có bị ngọt chua, tính mát. Ăn cà chua có tác dụng tạo năng lượng, tiếp chất khoáng, tăng cường sức sống làm cân bằng tế bào, giải nhiệt, chống hoại huyết, kháng khuẩn, chống độc, hòa tan ure…

Empty

Có nên ăn cà chua sống không? Chỉ nên ăn cà chua sống với mức độ vừa phải theo chỉ dẫn của chuyên gia dinh dưỡng

Các nghiên cứu của y học hiện đại đã chỉ ra rất nhiều lợi ích từ việc ăn cà chua như: hỗ trợ giảm cân, giúp chắc khỏe xương, ngừa xuất huyết… Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích người tiêu dùng nên sử dụng cà chua trong chế biến thực phẩm hàng ngày.

Các nghiên cứu của các nhà khoa học người Ý, ăn cà chua thường xuyên giúp giảm 60% nguy cơ mắc bệnh ung thư về đường tiêu hóa như: ung thư đại tràng, ung thư ruột già, ung thư dạ dày… Đối với nam giới nếu ăn cà chua đều đặn giúp giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Tuy nhiên, có một điều mà hầu hết người nghiện cà chua đều thắc mắc: có nên ăn cà chua sống hay không? Trên thực tế, ăn cà chua sống sở hữu nhiều ưu điểm như: không tốn công chế biến, nhanh chóng, đảm bảo được vị thơm ngon, không bị mất chất.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị: để đảm bảo an toàn thực phẩm và các thành phần chứa trong cà chua thì không nên ăn quá nhiều cà chua sống.

2. Một số lưu ý khi ăn cà chua sống

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hợp chất lycopene không bị phân hủy cả khi nấu chín. Vậy nên việc ăn cà chua sống hay cà chua chín không làm ảnh hưởng d dế tỷ lệ lycopene trong cà chua. Tuy vậy, việc awnc à chua chín vẫn tốt hơn cả. Bởi nó có thể ngăn ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm như: ung thư, tim mạch, tiểu đường.

Phía các chuyên  gia dinh dưỡng cho rằng, khi ăn cà chua người dân cũng cần lưu ý một vài vấn đề sau:

Không ăn cà chua xanh chưa chín

Các nghiên cứu chỉ ra, trong cà chua xanh có chứa một lượng chất alkaloid dễ gây ngộ độc thực phẩm. Vì vatah, khi ăn cà chua xanh có thể sẽ gặp phải các triệu chứng ngộ độc nguy hiểm như buồn nôn, mệt mỏi, tăng tiết tuyến nước bọt.

Tuy nhiên, khi cà chua chín thì hợp chất alkaloid cũng tự mất đi. Vậy nên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dân chỉ nên ăn cà chua đã chín.

Không ăn cà chua nấu quá chín

Cà chua nấu chín khi dung nạp vào cơ thể giúp cơ thể hấp thụ được hàm lượng chất lycopene tốt nhất. Tuy nhiên, cà chua nấu quá chín sẽ làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng tốt khác. Vậy nên, chỉ nên ăn cà chua nấu chín vừa.

Empty

Có nên ăn cà chua sống không? Tuyệt đối không được ăn cà chua nấu quá chín hoặc ăn cà chua khi đói

Tuyệt đối không ăn cà chua khi đói

Khi đói, dạ dày sẽ tiết ra hàm lượng axit rất lớn. Mà trong cà chua sống cũng có vị hơi chua nên khi ăn cà chua lúc đói gây đau bụng, nôn nao, khó chịu, thậm chí là gây ngộ độc thực phẩm.

Tình trạng này xuất hiện do hợp chất pectin trong cà chua tương tác với các axit ở thành dạ dày tạo thành hợp chất không hòa tan lấp đầy môn vị dạ dày gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Tuyệt đối không ăn cà chua và dạ dày cùng 1 thời điểm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cà chua và dưa chuột đều là những thực phẩm giàu vitamin rất tốt cho sức khỏe. tuy nhiên, nó lại không hề  tốt khi được kết hợp ăn cùng nhau.

Trong dưa chuột có chứa hàm lượng enzyme catabolic – hợp chất có khả năng phân hủy vitamin C trong cà chua. Vậy nên, để đem lại hiệu quả sử dụng tốt nhất thì không nên ăn cùng một thời điểm.

Mặt khác, một số người mắc bệnh về dạ dày cũng không nên ăn quá nhiều cà chua. Bởi axit trong cà chua có thể khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

comment Bình luận

largeer