Có nên ăn mít khi đói không?

Mít là loại trái cây nhiệt đới rất được người Việt ưa chuộng, song nó chưa chắc đã là loại thực phẩm tốt nếu ăn lúc đói. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn mít lúc đói có thể làm lượng đường trong máu tăng cao đột ngột rất nguy hiểm.
18/06/2018 10:52

1. Có nên ăn mít khi đói không?

Mít có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus có nguồn gốc từ các nước Nam và Đông Nam Á, đặc biệt là ở các khu rừng nhiệt đới phía tây nam của Ấn Độ. Mít là loại cây phù hợp với khi hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Mít được trồng để lấy quả, quả mít lớn nhất có thể đạt đến 35kg, dài 90cm và rộng 50cm.

Mít chín thường rất ngọt, thơm. Ngoại trừ lớp vỏ ngoài không ăn được thì các phần còn lại trong quả mít đều ăn được và có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Xét về mặt dinh dưỡng, trong thịt mít chín có chứa nhiều protein, glucid  (bao gồm nhiều đường đơn như fructose, glucose, cơ thể dễ hấp thụ), caroten, vitamin C, B2… và các chất khoáng như sắt, canxi, phospho…

Trong bảng dinh dưỡng thức ăn Việt Nam thì 100g mít có chứa: 48kcal, nước 85,4g, protein 0,6g, gluxit 11,4g, canxi 21mg, photpho 28mg, sắt 0,40mg, betacaroten 180mg, vitamin C 5mg, phốt pho, vitamin B... Nhiều nghiên cứu cho thấy thức ăn giàu Kali sẽ giúp giảm huyết áp mà trong mít lại chứa khá nhiều Kali, trong 100g có tới 300mg.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, ăn mít có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống ung thư, duy trì vẻ trẻ đẹp của làn da. Tuy nhiên, có một vấn đề mà nhiều người thắc mắc: có nên ăn mít khi đói không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm từ 1 – 2 tiếng. Bởi mít có chứa hàm lượng đường cao nên ăn lúc đói sẽ khiến lượng đường trong máu của cơ thể tăng cao đột ngột.

Empty

Có nên ăn mít khi đói không? Không nên ăn mít khi đói

Với những người bị bệnh tiểu đường, nếu ăn mít lúc đói có thể khiến lượng đường trong cơ thể tăng vượt ngưỡng cho phép. Khi hàm lượng đường tăng cao có thể khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng. Về lâu về dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, nhất là những người đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chỉ ra mít là thực phẩm tốt cho những người bị đau dạ dày. Có nghĩa là, khi đói ăn mít với một lượng vừa phải sẽ không làm tổn thương dạ dày. Bời trong mít có chứa nhiều vitain C và chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa và kích thích hoạt động của dạ dày. Đồng thời giúp cải thiện dịch tiêu hóa, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn và đẩy mạnh cơ chế đào thải chất cạn bã ra ngoài.

Với hàm lượng chất chống oxyx hóa dồi dào nhiều nhất là vitamin C và kali, khi ăn mít còn giúp tinh thần thư giãn, giảm stress – một trong những nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày.

Ngoài ra, mít còn chứa chất lignans, saponin và phytonutrient được biết có công dụng phòng bệnh ung thư, đặc biệt bệnh ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày và làm chậm lại tiến trình thoái hóa tế bào.

2. Ăn mít vào mùa hè có gây nóng không?

Ngoài câu hỏi: có nên ăn mít khi đói không thì nhiều người còn thắc mắc “ăn mít vào mù hè có gây nóng không? Theo nhiều người, cùng với nhãn, vải thì mít là loại trái cây rất nóng, nhất  là khi ăn vào những ngày nóng bức.

Việc ăn quá nhiều mít vào những ngày trời nắng nóng có thể khiến cơ thể phát ban, nổi mụn, nóng trong rất nguy hiểm.Thậm chí có người còn bị tróc lở da vì nghiện ăn mít vào mùa hè.

Tuy nhiên, theo PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia: ăn mít gây nóng là quan niệm không chính xác.

Theo bà Lâm, không có loại quả chín nào là nóng, mà chỉ có các loại quả có hàm lượng đường cao. Nếu ăn nhiều quá thì sẽ không tốt cho sức khỏe.

Những người có cơ địa nóng trong hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy hay bị chắp lẹo mắt thì không nên ăn quá nhiều mít hoặc các loại quả như nhãn, vải. Do hàm lượng đường trong mít quá lớn ăn khi nóng sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Đây là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu khuẩn – nguyên nhân chính gây mụn, nhọt.

Empty

Có nên ăn mít khi đói không? Người bị bệnh tiểu đường tuyệt đối không nên ăn mít

Mặc dù mít là loại trái cây tốt cho sức khỏe nhưng những người mắc bệnh tiểu đường, suy thận mãn, người bị suy nhược, sức khỏe yếu thì không nên ăn mít, Nếu muốn thì chỉ nên ăn thưởng thức một vài múi. Bởi lượng đường trong mít rất dễ hấp thụ vào cơ thể khiến đường huyết tăng cao gây nóng gan và không tốt cho thận.

Để đảm bảo an toàn, chỉ nên mít sau 1 – 2 giờ ăn. Mỗi lần chỉ nên ăn tối đa khoảng 80g mít (tức là khoảng 3 – 4 múi/ngày. Nên ăn mít kèm theo các loại hoa quả khác để bổ sung vitmain và khoáng chất cho cơ thể.

Những người nóng trong, hay nổi mụn nhọt khi ăn mít cần uống thêm nhiều nước ( 2 – 2,5 lít nước/ngày) và ăn thêm nhiều rau xanh ( 200 – 300g/ngày). Những người bị mắc bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ thì tuyệt đối không nên ăn mít.

comment Bình luận

largeer