Sau sinh ăn mít được không?

Sau sinh ăn mít được không? Nhiều người vẫn nghĩ, sau sinh mẹ ăn mít sẽ gây hại cho trẻ nhỏ. Đây là một suy nghĩ sai lầm bởi ăn mít không những tốt cho mẹ và còn giúp sản phụ có nhiều sữa nuôi bé.
11/03/2018 10:34

Lợi ích từ quả mít đối với sức khỏe con người

Mít là loại trái cây thơm ngon có nguồn gốc từ Ấn Độ, Bangladesh, Philippines, Sri Lanka… và được trồng phổ biến ở các nước Châu Á.

Có 2 loại chính là mít ướt và mít ráo. Ngoại trừ lớp vỏ gai thì những phần còn lại của quả mít đều ăn được. Thông thường, người ta vẫn ăn tươi múi mít. Xơ mít có thể dùng làm muối chua. Và quả mít non được xem như một loại quả để nấu canh, trộn gỏi,...Nhìn chung, tất cả các bộ phận của quả mít đều có thể dùng được.

sau sinh an mit duoc khong

Sau sinh ăn mít được không? Mít là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe

Mít là loại quả có hàm lượng calo thấp, khoảng 94calo trong 100g. Tuy nhiên chúng lại chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: Vitamin A,C,B2, canxi, kali, kẽm, phytonutrient, ...

Theo nhiều nghiên cứu thì mít có chứa rất nhiều kali, 100g mít có tới 300 mg kali có tác dụng làm giảm huyết áp và rất tốt cho người bị cao huyết áp.

Trong mít còn có chứa nhiều chất phytonutrient (lignans, isoflavones và saponins) rất có lợi cho sức khỏe. Những chất này có đặc tính là chống lại ung thư, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày. Chúng còn có thể làm chậm lại tiến trình thoái hóa tế bào để đem lại sự tươi trẻ và sức sống cho làn da.

Mít có chứa nhiều vitamin C. Đây là chất có tác dụng chống oxy hoá, loại bỏ các gốc tự do, tăng cường hệ miễn dịch và giữ cho răng lợi chắc khỏe.

Ngoài những lợi ích trên, rễ mít còn dùng để chữa bệnh bệnh hen suyễn, tiêu chảy và sốt.

Sau sinh ăn mít được không?

Nhiều người thường quan niệm rằng, mít có tính nóng nên không tốt cho phụ nữ sau sinh. Thế nhưng thực tế, mít lại là thực phẩm có thể giúp các mẹ tiết ra sữa nhiều hơn.

Các loại thức ăn từ mít non giúp sản phụ tiết nhiều sữa, thông sữa, đặc biệt là món mít non nấu canh. Trong Đông y, người ta còn cho rằng các món mít non rất có tác dụng trong việc bổ tỳ, hòa can.

Theo kinh nghiệm dân gian, sản phụ thiếu sữa nuôi con có thể dùng lá mít tươi mỗi ngày nấu nước uống, hoặc dùng dái mít hay quả non sắc uống sẽ rất tốt.

sau sinh an mit duoc khong 1

Sau sinh ăn mít được không? Phụ nữ sau sinh ăn mít rất tốt vì nó giúp lợi sữa

Theo các nghiên cứu khoa học cũng như áp dụng trên thực tế, phụ nữ sau sinh nên ăn mít. Do mít và các sản phẩm làm từ mít tác dụng hỗ trợ và giúp các bà mẹ sau sinh có thể tiết ra nhiều sữa cho con bú.

Tuy nhiên, phụ nữ cho con bú cũng không nên ăn quá nhiều mít. Nguyên nhân là do tính nóng của mít, nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho cơ thể của cả mẹ và bé.

Những món ăn từ mít giúp mẹ nhiều sữa

Món 1:

Nguyên liệu:

- Móng giò lợn: 1 cái

- Bì lợn: 100g

- Gạo nếp: 100g

- Ngô non: 100g

- Trái mít non: 50g

- Đu đủ non: 1 quả 50g

Cách làm:

- Làm sạch móng giò và bì lợn rồi hầm chín nhừ.

- Cho tất cả nguyên liệu còn lại vào nấu cho đến khi mềm rồi nên gia vị ăn cho vừa miệng là được.

- Món ăn này nên ăn nóng và ăn trong vài ngày để duy trì lượng sữa cũng như kích thích sữa về cho con.

Món 2

Nguyên liệu:

- Quả mít non: 50g

- Thịt lợn nạc băm nhỏ: 200g

- Hạt sen: 100g

- Gạo nếp: 100g

Cách làm:

- Cho tất cả các nguyên liệu đã sơ chế sạch vào nồi rồi nấu nhừ.

- Tiếp đến cho thịt lợn băm vào cùng gia vị cho vừa miệng.

- Món này ăn nóng từ 2-3 lần trong vài ngày rất tốt cho cả mẹ và bé.

sau sinh an mit duoc khong 2

Sau sinh ăn mít được không? Các món ăn từ mít giúp mẹ lợi sữa

Món 3:

Nguyên liệu

- Quả mít non: 200g

- Thịt lợn nạc: 200g

Cách làm:

- Mít non rửa sạch rồi thái lát mỏng.

- Sau đó xào chung với thịt lợn nạc cho đến khi chín đều.

- Dùng món ăn này ăn với cơm nóng hằng ngày.

Món 4:

Nguyên liệu

- Lá mít non: 50g

- Cá quả (cá tràu): 200g

- Gạo nếp: 100g

- Gừng tươi: 3 lát

Cách làm:

- Lá mít non rửa sạch rồi thái chỉ. Cá quả làm sạch, bỏ đầu rồi ướp với gừng, gia vị.

- Gạo nếp vo sạch, đổ nước cho vào nồi và nấu thành cháo.

- Khi cháo gần chín, cho cá vào nấu tiếp cho nhừ rồi cho các nguyên liệu còn lại vào đến khi sôi lên là có thể dùng được.

comment Bình luận

largeer