Dị dạng mạch máu là bệnh gì và dị dạng mạch máu có nguy hiểm không
Dị dạng mạch máu là bệnh gì?
Dị dạng mạch máu hay u mạch máu là một bệnh lý tương đối phổ biến. Dị dạng là sự phát triển bất thường ở cấu trúc hình thể của các mạch máu trong quá trình phát triển phôi thai, xuất hiện vào lúc sinh. Dị dạng mạch máu sẽ lớn dần cũng với trẻ sơ sinh và không bao giờ mất đi.
Dị dạng mạch máu là bệnh gì và dị dạng mạch máu có nguy hiểm không, bệnh lý thường xuất hiện ở trẻ ơ sinh
Tuy nhiên, dị dạng mạch máu xuất hiện ở trẻ mới chào đời chỉ chiếm khoáng 1% dân số. Khi bào thai nằm trong cơ thể mẹ, các mạch máu nguyên thủy này sẽ nuôi dưỡng cơ thể. Song phôi thai phát triển, mạch máu không đủ đáp ứng nhu cầu sẽ tự động bị phá hủy và thay thế bằng hệ thống mạch máu mới.
Nhưng vì một số nguyên nhận nội hàm nào đó, mạch máu nguyên thủy không bị tiêu hủy hết. Chúng vẫn còn nằm ở trong cơ thể dẫn đến tình trạng trẻ chào đời bị dị dạng mạch máu.
Bệnh có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể như não, tủy, tay, chân… Dị dạng mạch máu gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Dị dạng mạch máu thường xuất hiện ở hai dạng cơ bản là dị dạng tĩnh mạch và dị dạng mao mạch. Tuy nhiên, dị dạng tĩnh mạch là bệnh lý thương gặp hơn. Bệnh này chiến khoảng 50% các bệnh về mạch máu. Dị dạng mạch máu thường bị chuẩn đoán nhầm thành u mạch máu nên thường xảy ra tình huống điều trị nhầm.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần phân biệt rõ sự khác nhau cơ bản giữa dị dạng mạch máu và bệnh bướu máu ở trẻ sơ sinh để tránh gây nên tình trạng hiểu nhầm bệnh và điều trị nhầm bệnh.
Dị dạng mạch máu là bệnh gì và dị dạng mạch máu có nguy hiểm không, dị dạng mạch máu và bướu máu là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau
Bướu máu ở trẻ sơ sinh là bệnh lý lành tính thường gặp. Về bản chất, bệnh này không phải là dị dạng mạch máu. Bệnh xuất hiện 2 tuần sau sinh và phát triển mạnh trong 9 tháng đầu. Bệnh ngưng phát triển từ 9 – 12 tháng rồi thoái phát triển nhỏ dần. Tổn thương do bệnh bướu máu ở trẻ sơ sinh sẽ tự biến mấy khi trẻ 4 – 5 tuổi mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, ở một số trẻ sơ sinh được chẩn đoán mắc bướu máu ở mức độ nghiêm trọng như xuất huyết, nhiễm trùng, tắc nghẽn đường thở, xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tim… thì cần được điều trị ngay.
Dị dạng tĩnh mạch và dị dạng mao mạch khác nhau như thế nào?
Dị dạng tĩnh mạch và dị dạng mao mạch là 2 dạng của bệnh dị dạng mạch máu. Trong đó, dị dạng tĩnh mạch là bệnh lý thường gặp nhất (nó chiếm đến 50% các dị dạng mạch máu).
Dị dạng tĩnh mạch
Dị dạng tĩnh mạch thường xuất hiện khối u có màu hơi xanh ở trên da hoặc trên niêm mạch. Khi bị dị dạng tĩnh mạch thường gây tổn thương phần mềm, có thể bị xâm lấn xẹp dễ dàng, phồng trở lại khi thả ép, tăng thể tích ở tư thế dốc xuống và khi vận động mạnh.
Dị dạng mạch máu là bệnh gì và dị dạng mạch máu có nguy hiểm không, triệu chứng dị dạng mao mạch biểu hiện rõ theo thời gian
Ở mức độ khá nghiêm trọng đôi khi người bệnh thường thấy xuất hiện các nốt vôi hóa dưới tĩnh mạch được gọi là sỏi tĩnh mạch. Dạng dị dạng tĩnh mạch thường xuất hiện từ lúc sinh, khó nhận thấy. Bệnh chỉ xuất hiện triệu chứng khi trẻ nhỏ bắt đầu lớn dần.
Dị dạng tĩnh mạch nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều hậu quả nguy hiểm như: dị dạng tĩnh mạch có thể phát triển ở các cơ, các tạng và xâm chiếm cấu trúc giải phẫu ảnh hưởng đến chức năng và làm biến dạng thẩm mỹ nghiêm trọng trên da.
Dị dạng mao mạch
Dị dạng mao mạch là hiện tượng dị dạng các mạch máu da (trước đây gọi là u máu phẳng hay vết rượu vang). Dị dạng mao mạch khá hiếm gặp, bệnh chỉ xuất hiện ở khoảng 0,3 – 0,5% trẻ nhỏ (phân chia đều cho cả nam và nữa). Bệnh không có yếu tố di truyền.
Khi bị dị dạng mao mạch bệnh thường xuất hiện dưới dạng các vết hồng, đổ hoặc tím nhạt trên da mặt. Các vết đỏ không nổi lô nhô lên mà phẳng mịn trên bề mặt da. Dị dạng mao mạch phân bố không cân xứng và thường xuất hiện ở trên mặt.
Hình ảnh bệnh nhân bị dị dạng mao mạch
Tổn thương do dị dạng mao mạch sẽ lớn lên cùng trẻ em. Bệnh lý này có xu hướng dày lên, đôi khi xuất hiện các nốt có thể gây phì đại tổ chức dưới da hoặc niêm mạc. Tổn thương do bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến V1 (trán và mi trên). Lúc này các bác sĩ khuyên người bệnh nên đi khám ngay để tìm bệnh tăng nhãn áp để loại trừ tránh gây biến chứng về sau.
Dị dạng mạch máu não có thể gây tử vong?
Dị dạng mạch máu não là bệnh lý nguy hiểm nhất. Bệnh thường gây ra các cơn đau đầu đột ngột hay động kinh, co giật toàn thân. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị có thể gây tử vong.
Dị dạng mạch máu não là những tĩnh mạch trong não gia tăng kích thước một cách bất thường do tác động từ bên ngoài hoặc bên trong. Sự gia tăng này gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng của tĩnh mạch.
Mới đây nhất là trường hợp của người mẫu 28 tuổi người Singapore Hoàng Gia Mẫn đã qua đời vì xuất huyết não vào ngày 15/12. Khi được đưa tới bệnh viện cô đã trong tình trạng hôn mê, não xuất huyết không ngừng.
Dị dạng mạch máu là bệnh gì và dị dạng mạch máu có nguy hiểm không, biến chứng nguy hiểm nhất của dị dạng mạch máu là gây tử vong
Được biết, trước đó cô đã tụ tập bạn bè đi hát. Có thể do quá trình hát, lấy hơn nhiều dẫn đến áp lực ttrong lồng ngực, các mạch máu lớn, cộng thêm việc uống bia rượu… đã làm cho mạch máu não tăng cao quá mức chịu đựng của thành mạch máu nơi đang bị dị dạng, làm vỡ, xuất huyết và gây tử vong.
Triệu chứng điển hình của dị dạng mạch máu não là hiện tượng xuất huyết do tổn thương nhỏ gây ra. Khi cơ thể bị co giật sẽ xuất hiện các tổn thương lớn hơn. Sự gia tăng tổn thương phụ thuộc vào mức độ co giật, đau đầu của người bệnh.
Tình trạng xuất huyết não liên quan đến dị dạng mạch máu não chiếm khoảng 2 – 3%; tỉ lệ tử vong 10% do vị trí và kích thước tổn thương lớn dần theo thời gian và biểu hiện bệnh.
Bệnh nhân có dị dạng mạch máu não sẽ gia tăng nguy cơ phát triển phình mạch máu não. Xấp xỉ 7,6% bệnh nhân dị dạng mạch máu não có phình mạch máu não. Bệnh còn biểu hiện một phần hội chứng thần kinh da bao gồm Sturge-Weber và hội chứng Rendu-Osler-Weber.
Dị dạng mạch máu não khi bị vỡ gây biến chứng nguy hiểm như: gây chèm ép dẫn đến thiếu máu não gây liệt tay chân; khi bị vỡ gây đột quỵ chảy máu não; nghiêm trọng nhất là gây tử vong.
Phương pháp điều trị dị dạng mạch máu
Trước đây, bệnh dị dạng mạch máu thường được điều trị bằng cách phẫu thuật cắt bỏ động mạch nuôi khối dị dạng với hy vọng làm giảm nguồn máu nuôi và sẽ giảm triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, khoa học hiện đại nhận thấy đấy không phải là phương pháp điều trị bệnh ưu việt nhất. Đơn cử như việc dị dạng động – tĩnh mạch sẽ sinh ra thêm nhiều mạch máu mới khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày nay, đối với bệnh dị dạng mạch máu, các bác sĩ thường sử dụng 1 loại thuốc triệt tiêu các mạch máu dị dạng mà vẫn bảo toàn các mạch máu bình thường. Phương pháp này được đánh giá là mang đến hiệu quả cao, tỷ lệ tái phát thấp.
Các bác sĩ bệnh viện Việt Đức thực hiện ca phẫu thuật dị dạng mạch máu
Đối với bệnh dị dạng mạch máu não, y học hiện đại sử dụng kỹ thuật bơm keo sinh học gây tắc động mạch. Lúc này giúp loạn bỏ dễ dàng các khối u mạch máu, mang đến cơ hội sống cho người bệnh. Tại Việt Nam, phương pháp này đã được áp dụng thành công tại kho phẫu thuật tạo hình bệnh vện Việt Đức.
Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật khó khăn, đòi hỏi bác sĩ cần có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Trên thực tế, có nhiều nơi có máy chụp kỹ thuật số nhưng chưa thực hiện được việc tiêm keo sinh học gây tắc mạch để phẫu thuật khối u.
Nghiêm trọng hơn, nếu chụp không chuẩn hoặc tiêm sai một chút vào mạch máu não, bệnh nhân có thể bị liệt vĩnh viễn hoặc tử vong. Thông thường, nếu phẫu thuật thành công thì bệnh nhân có thể ra viện sau 10 ngày. Phẫu thuật sẽ lấy được từ 90 – 1000% khối u.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm