Hoa tam giác mạch có độc không?

Hoa tam giác mạch có độc không? Cứ độ cuối tháng 10, đầu tháng 11 là nhiều người lại chuẩn bị cho chuyến đi du lịch lên Hà Giang ngắm hoa tam giác mạch. Vậy tam giác mạch là loài hoa như thế nào và loài hoa này có độc không?
14/03/2018 16:27

Đặc điểm hoa tam giác mạch

Tam giác mạch hay còn được biết đến với cái tên Mạch Ba Góc hay Kiều Mạch. Đây là loại thực vật thân cỏ, cao khoảng 30-80cm. Cây có phân cành, lá hình tim, chùm hoa ở nách lá hay ở ngọn. Hoa tam giác mạch có màu trắng hay trắng phớt hồng, quả ba góc nhọn màu nâu đen, hạt có nội nhũ.

Tam giác mạch là một loại hoa được người dân tự tay trồng chứ không phải như loài hoa dại mà nhiều người vẫn nghĩ. Sau mùa lúa nương, người dân bắt đầu gieo hạt tam giác mạch, đến cuối tháng 11 đầu tháng 12 thì thu hoạch. Cây tam giác mạch được trồng nhiều ở các cánh đồng rộng, trên đồi, thung lũng... và chúng chỉ hợp phát triển ở trên các cao nguyên đất cằn sổi đá vào mùa thu.

hoa tam giac mach co doc khong

Hoa tam giác mạch có độc không? Hoa tam giác mạch là nét đặc trưng của Hà Giang, thường nở vào cuối tháng 10, đầu tháng 11

Những cánh đồng hoa tam giác mạch là nét đặc trưng tại Hà Giang, chúng như khoác lên mình vùng đất địa đầu Tổ Quốc này chiếc áo mới mỗi khi mùa hoa tam giác mạch về.

Khi mới nở hoa tam giác mạch có màu trắng, sau đó phớt hồng và chuyển sang đỏ lúc tàn. Hoa tam giác mạch nhỏ, có cánh chụm lại thành hình chóp. Với ba mặt tam giác, loài hoa này giữ một hạt mạch ở trong.

Ở Hà Giang, hoa tam giác mạch tập trung nhiều ở các huyện Đồng Văn, Xín Mần, Mèo Vạc... Nhưng nếu không có cơ hội đi hết vùng đất Hà Giang này thì hãy chọn Xí Mần vì tại đây có nhiều đồi hoa bạt ngàn, núi non hùng vĩ cà con người thân thiện.

Hoa tam giác mạch có độc không?

Hoa tam giác mạch có vòng đời khoảng gần một tháng, mới đầu hoa nở có màu trắng, sau chuyển sang phớt hồng, ánh tím và cuối cùng là đỏ sậm. Riêng các ruộng tam giác mạch ở Hà Giang phần lớn hoa màu hồng phớt.

Loài hoa này không hề có độc mà còn có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Người dân Hà Giang thường lấy bột của quả tam giác mạch làm bánh hay trộn với ngô để nấu rượu. Thân cây hoa tam giác mạch thường dùng làm thức ăn cho gia súc. Giờ cuộc sống đầy đủ hơn nên chỉ có những gia đình nào khó khăn lắm mới trồng tam giác mạch để ăn.

Giá trị thực phẩm của hoa tam giác mạch

Thân cây tam giác mạch khi còn nôn được người dân hái về và chế biến thành các món luộc ăn như món rau trong bữa cơm hằng ngày. Khi ăn sẽ thấy có vị ngai ngái nhưng khi đã ăn quen bạn sẽ thấy được hương vị của vùng đất cao nguyên Hà Giang.

Hạt của cây tam giác mạch được hái về rồi phơi khô và xay nhỏ thành bột. Bột hạt tam mạch có thể được chế biến thành các món ăn như món bánh tam mạch. Khi tới các phiên chợ ở đây, du khách sẽ được thưởng thức món bánh hấp dẫn này. Bánh có vị dẻo, ngọt đậm và mùi thơm vị mạch khiến ai một lần được nếm thử cũng mê.

Ngoài ra, bột xay từ hạt tam giác còn được chế biến thành món cháo ngon lành thích hợp thưởng thức trong không khí sẽ lạnh.

Loài quả của cây tam giác mạch còn được chế biến thành các loại rượu thơm ngon với hương vị đặc trưng của vùng cao nguyên.

Đồng bào Hà Giang trồng tam giác mạch để làm thức ăn dự trữ vào những ngày giáp hạt, còn bột thì ủ men nấu rượu, thân cây làm thức ăn cho gia súc.

hoa tam giac mach co doc khong 1

Hoa tam giác mạch có độc không? Hoa tam giác mạch không có độc và còn có thể chế biến món ăn và làm thuốc

Giá trị dược liệu của cây tam giác mạch

Trong Đông y, hoa tam giác mạch có vị chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu thũng rất tốt.

Theo kinh nghiệm của người dân địa phương thì tam giác mạch có công dụng rất tốt khi làm thuốc chữa bệnh. Nếu ăn tam giác mạch thường xuyên có thể giúp sáng mắt, thính tai. Người ta thường sử dụng thân và lá tam giác mạch để sắc thành vị thuốc chữa bệnh như dạ dày, ung thư trực tràng, táo bón, huyết áp, người bệnh mỡ mãu, đường máu...

- Chữa tăng huyết áp, nổi ban xuất huyết: Bạn dùng 100g lá tam giác mạch tươi, 4 cái ngó sen cho vào nồi sắc lấy nước. Bạn uống thay nước trong ngày và liên tục trong một khoảng thời gian sẽ có hiệu quả tốt.

- Chữa đầy bụng, tiêu chảy, mụn nhọt: tam giác mạch xao vàng rồi xay thành bột một ngày lấy 10-15g pha với nước sôi uống 2 lần/ngày để trị bệnh.

- Trị mụn đầu đen, làm mịn da: Trộn bột tam giác mạch với chút nước rồi thoa đều lên da mặt và massage vài phút sau đó rửa mặt.

- Khi bị suy nhược cơ thể, hay ra mồ hôi trộm hãy lấy bột tam giác mạch trộn với đường đỏ làm thành bánh ăn hàng ngày.

 Như vậy, những cánh đồng hoa tam giác mạch không những tạo cảnh quan tươi đẹp thu hút đông đảo khách du lịch mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Loài hoa này đang trở thành hình ảnh quen thuộc gần gũi với người dân địa phương sinh sống ở vùng núi cao nguyên và ngày càng gần hơn với những du khách trong và ngoài nước.

comment Bình luận

largeer