Làm sao để trẻ tự ngủ dễ dàng?

Trong giai đoạn 3 - 4 tháng đầu đời là thời điểm thuận lợi để giúp trẻ hình thành nếp ngủ ngoan. Khi bé có thể tự ngủ mà không cần sự giúp đỡ của người lớn, mẹ sẽ giảm được nỗi lo lắng khi dỗ bé ngủ lại hoặc đánh thức bé dậy.
28/05/2018 11:05

1. Quy luật giấc ngủ của trẻ

Khoảng hơn 8h - 10h30 đêm, trẻ có thể ngủ rất sâu và có 2 lần thức giấc không ngắn (trẻ trong trạng thái mơ màng, chưa tỉnh ngủ hẳn).

Từ 11h đêm - khoảng 5h sáng, trẻ có những giấc ngủ không sâu, xuất hiện những cơn mơ, xen lẫn những lần thức dậy ngắn.

Lam sao de tre tu ngu de dang

Việc bé thức dậy trong đêm và quấy khóc là hoàn toàn bình thường

Từ 5h - 6h sáng, trẻ ngủ sâu trở lại. Việc bé thức dậy trong đêm và quấy khóc là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, các mẹ không nên quá lo lắng hoặc căng thẳng vì mẹ có thể thực hiện một vài biện pháp dỗ bé ngủ lại sau đó.

2. Có nên tập cho trẻ tự ngủ?

Bé có thể ngủ độc lập nếu ngủ liền mạch 6 - 8 tiếng suốt đêm, tự ngủ sau khi thức dậy lúc nửa đêm mà không cần đến sự trợ giúp của cha mẹ. Khoảng 60% các bé có thể làm được điều này khi đạt mốc 6 tháng tuổi. Hiện nay, chưa có nghiên cứu khẳng định chắc chắn nhưng bậc phụ huynh có thể thực hiện một số phương pháp đơn giản để giúp bé có thói quen ngủ độc lập khi bé thật sự sẵn sàng.

Trong những tháng đầu đời, bé cần có mẹ suốt đêm nhưng trong trường hợp không cần thiết, cha mẹ vẫn muốn trẻ nhanh chóng đi vào giấc ngủ và có thể ngủ ngon suốt đêm.

3. Làm sao để trẻ tự ngủ?

  • Cry-it-out của mẹ Tây

Cry-it-out là phương pháp vô cùng phổ biến ở các nước phương Tây.

Ở Pháp, trẻ em được học tập nếp sống tự lập ngay từ bé. Nhiều người cho biết, chỉ cần một cái nhìn nghiêm nghị của mẹ hoặc một từ " Non" gọn lỏn là đứa trẻ sẽ răm rắp nghe theo. Đây cũng chính là một trong những biểu hiện của phương pháp này.

Bố mẹ Pháp sẽ để cho con họ tự ngủ trong cũi, không lắc ru, không cho ti, không bế ẵm, đến giờ đặt vào cũi, tắt đèn và đi ra khỏi phòng. Đứa trẻ có thể sẽ khóc lóc và gào to trong vòng 30 phút - 2h rồi thiếp ngủ. Mọi người trong nhà đều sẽ để yên cho trẻ khóc và học cách tự ru mình ngủ.

Lam sao de tre tu ngu de dang 2

Làm sao để trẻ tự ngủ dễ dàng? Phương pháp Cry-it-out đem lại hiệu quả cao nhưng vẫn còn gây tranh cãi

Phương pháp này đặc biệt hiệu quả, đứa trẻ sẽ chỉ khóc 2 - 3 ngày và từ đó nó sẽ không bao giờ khóc khi đi ngủ nữa, kể cả khi trẻ thức giấc nửa đêm. Tuy phương pháp này đem lại hiệu quả cao nhưng vẫn còn gây nhiều tranh cãi, đặc biệt là các bà mẹ Việt.

  • Phương pháp "Easy"- nuôi con nhàn hạ

Phương pháp "Easy" là phương pháp bố mẹ sẽ tuân thủ nguyên tắc cho trẻ: Ăn - Chơi - Tự ngủ, lặp lại chu kỳ này 4 tiếng một lần và ngày 3 lần như vậy, đặc biệt áp dụng với các bé 3 - 5 tháng.

Theo đó, trẻ dậy lúc 7h và sau đó rửa mặt mũi cho tỉnh táo. Đến 7h30 cho con ăn, 7h45 con bắt đầu nằm chơi, mẹ ngồi cạnh nói chuyện cho đến 8h45 thì trẻ sẽ bắt đầu cảm thấy buồn buồn, mắt lờ đờ (dấu hiệu buồn ngủ) và mẹ nên tiếp tục tiếp chuyện bé. Khi thấy trẻ thức được 1 tiếng 45 phút thì cho ngủ. Trẻ tầm tuổi này thường không thể thức chơi được quá 2 tiếng.

Các mẹ lưu ý, sau khi con ăn và thức chơi được khoảng 1 tiếng 45 phút thì mới đặt con xuống giường, đắp chăn, tắt điện cho tối phòng (cả ngày lẫn đêm), ban đầu có thể bật nhạc, khép cửa phòng rồi ra ngoài, đảm bảo 10 phút sau bé sẽ ngủ sâu giấc.

  • Cho bé thời gian tự ru ngủ

Với phương pháp này, bố mẹ vẫn dỗ khi bé khóc. Thực tế phương pháp này không khác phương pháp Cry-it-out là mấy nhưng mức độ nhẹ nhàng hơn, được một số mẹ Việt áp dụng vì phụ huynh Việt thường không thể để con khóc một mình như bố mẹ Tây.

Ngày đầu tiên của phương pháp này, nếu giữa đêm bé giật mình tỉnh và khóc mẹ không nên bế vội nựng ngay mà hãy dành cho bé khoảng 5 phút để tự ru ngủ trở lại. Sau 5 phút đó, nếu bé vẫn khóc dữ dội thì mẹ hãy vỗ nhẹ, nói nhỏ dỗ dành khoảng 2 phút rồi lại đặt bé nằm ngủ trở lại dù lúc đó bé có khóc hay không.

Nếu 10 phút sau, bé vẫn khóc, thì lại làm như vậy. Rồi khoảng cách giữa những lần đi vào dỗ dành cứ thế thưa dần: 5, 10, 15… phút cho đến khi bé ngủ. Nếu bé thức dậy trong đêm và khóc, có thể tiếp tục thực hiện lại từ đầu: 5, 10, 15… phút. Cứ thế, mẹ kiên trì trong ngày thứ 2 - ngày thứ 7 và khoảng thời gian chờ đợi ngày càng được kéo dài hơn.

4. Những tác hại tiềm ẩn của việc cho trẻ tự ngủ

  • Gây cảm giác căng thẳng, lo âu cho trẻ

Nghiên cứu gần nhất cho thấy, để bé khóc mà không vỗ về xoa dịu sẽ gây những tổn thương lâu dài cho bé. Theo đó, khi bé để mặc bé khóc một mình, hàm lượng cortisol của bé sẽ tăng cao, gây nên sự lo âu và đau buồn của bé.

Hơn nữa, ở những đêm tiếp theo, ngay cả khi bé được đặt vào giường và không khóc, hàm lượng cortisol của bé vẫn tiếp tục tăng lên. Các nhà nghiên cứu lý giải đây là dấu hiệu cho thấy bé bị căng thẳng và lo âu.

  • Ảnh hưởng sự phát triển trí não

Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định rằng để mặc cho bé khóc lặp đi lặp lại nhiều lần có thể gây ra một vài nguy cơ. Thậm chí, có thể dẫn đến những thay đổi vĩnh viễn trong não bộ cũng như các vấn đề về sức khỏe tâm thần trong cuộc sống sau này của bé.

Trong cuốn sách "The Science of Parenting" (Khoa học nuôi dạy con), tác giả Margot Sunderland trích dẫn nhiều nghiên cứu để củng cố quan điểm của bà khi cho rằng để bé khóc một mình kéo dài và lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ làm giảm khả năng phát triển tối ưu của trí não.

Qua khảo sát về cảm xúc, chức năng não bộ của trẻ sơ sinh và các khác biệt về văn hóa, các nhà nghiên cứu tại đại học Harvard cũng khẳng định rằng những em bé bị bỏ mặc cho khóc đến khi tự ngủ sẽ chịu những tổn thương lâu dài lên hệ thần kinh. Các nhà nghiên cứu cho biết những đứa trẻ này, khi lớn lên, sẽ dễ mắc phải các chứng rối loạn lo âu, bao gồm các cơn hoảng loạn.

comment Bình luận

largeer