Lịch ăn cho bé 5 tháng tuổi hợp lý nhất

5 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để trẻ tập làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, lúc này hệ tiêu hóa còn non nớt nên cần xây dựng cho trẻ lịch ăn dặm trong ngày, trong tuần hợp lý.
21/05/2018 13:29

1. Lịch ăn cho bé 5 tháng tuổi hợp lý nhất

Còn theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn dặm sâu giai đoạn toàn bú trẻ cần bổ sung để cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng. Thời điểm cho bé ăn dặm lý tưởng nhất là khi bé đủ 6 tháng tuổi.

Tuy nhiên, với những mẹ ít sữa hoặc mất sữa thì có thể cho trẻ ăn dặm từ 5 tháng tuổi.  Dân gian Việt Nam khuyến khích các mẹ nên cho con bắt đầu ăn dặm bằng bột gạo xay hoặc cháo xay nấu với thịt, trứng, rau.

Ở thời điểm này, sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó trẻ cần 700kcal/ngày để phát triển. Do vậy, ăn dặm là cách duy nhất giúp trẻ không bị thiế hụt về năng lượng và dinh dưỡng mỗi ngày, đảm bảo trẻ lớn đúng độ tuổi. Tuy nhiên, khi cho trẻ ăn dặm mẹ cần đặc biệt chú ý đến lịch ăn dặm mỗi ngày, mỗi tuần của trẻ.

  • Lịch ăn dặm trong 1 ngày cho trẻ 5 tháng tuổi

Sáng

Trưa

Tối

- 6h: sau khi vệ sinh cá nhân xong, mẹ cho con bú khoảng 240ml sữa mẹ.

- 6h – 7h: cho con chơi đồ chơi với cha mẹ, ông bà.

- 7h sáng: cho trẻ ăn bột dinh dưỡng (bột này mẹ có thể tự nấu bằng bột gạo cùng với thịt và một số rau củ khác).

- 8h30’ – 10h: cho trẻ ngủ ngắn

- 10h – 11h: cho trẻ chơi cùng cha mẹ hoặc ông bà.

- 11h: ăn bột lần thứ 2 trong ngày (mẹ có thể thay đổi khẩu vị bột bằng các loại thực phẩm khác nhau).

- 12h – 14h (hoặc 15h): cho trẻ ngủ

- 15h: cho trẻ bú sữa mẹ khoảng 180 – 240ml sữa mẹ.

- 18h30’: cho trẻ ăn ngũ cốc dinh dưỡng.

- 18h45: tắm rửa, vệ sinh cá nhân cho trẻ.

- 19h tối: cho trẻ bú 240ml sữa mẹ.

- 19h15: cho trẻ ngủ

- Sau khi cho trẻ bú sữa mẹ lúc 19h, các mẹ có thể cho con chơi khoảng 15 – 20 phút sau đó cho trẻ đi ngủ cũng được.

Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Ngọc Hương – trung tâm Dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh: trẻ 5 tháng tuổi, ngoài ăn dặm thì còn bú sữa mẹ. Vì vậy, việc chọn thời gian ăn dặm cho trẻ không cần quá cứng nhắc. Các mẹ chỉ cần đảm bảo cho trẻ ăn 2 bữa cách xa trong mỗi ngày, tùy thuộc vào sự sắp xếp thời gian của mẹ. Khi nào mẹ rảnh rỗi, thuận tiện cho trẻ ăn để trẻ vui vẻ, thoải mái.

Về dung lượng mỗi bữa ăn dặm, với trẻ ăn khỏe thì có thể ăn hết 1 bát nhỏ nhưng cũng có bé chỉ ăn được vài bữa là ngừng. Còn với trẻ biếng ăn, ở thời điểm ăn dặm mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn dặm nhỏ. Và nên kết hợp ăn dặm với bú sữa mẹ để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

Lich an dam cho be 5 thang tuoi hop ly nhat (1)

Lịch ăn cho bé 5 tháng tuổi hợp lý. Giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm chỉ nên cho bé ăn từ 1 - 2 bữa bột mỗi ngày tùy theo khả năng của bé

  • Lịch ăn dặm theo tuần cho trẻ 5 tháng tuổi

Ngoài lên lịch ăn dặm trong 1 ngày cho trẻ, mẹ cũng nên xây dựng lịch ăn dặm hợp lý theo tuần cho bé trong tháng đầu ăn dặm. Lịch ăn dặm này phải được đảm bảo như sau:

Thời gian

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Lượng bột

- Cho trẻ ăn bột loãng với tỉ lệ 1:10

- Lượng cháo trong tuần đầu tiên chỉ khoảng 5 – 10ml

- Lượng bột gạo trắng tăng lên từ 15 – 25ml/bữa

- Có thể tăng số bữa cho con ăn mỗi ngày

- Lượng bột tăng từ 30 – 40ml

- Duy trì thực đơn ăn dặm theo lịch hợp lý như tuần thứ 3

- Sau khi bé trẻ đã quen dần với lượng tăng từ 1 bữa bột/ngày, lên 2 bữa bột/ngày và lên 3 bữa bột/ngày.

Thực phẩm ăn kèm

Trong tuần đầu không nên cho trẻ ăn thêm các thực phẩm khác

Bổ sung thêm rau củ như cà rốt, bí xanh…

Đa dạng các loại rau như cải bó xôi, su hào, rau ngót…

Bắt đầu cho trẻ ăn thêm các loại thịt, cá…

2. Chế độ ăn dặm của trẻ đảm bảo những yếu tố gì?

  • Nhóm thực phẩm cần bổ sung cho trẻ ăn dặm

Việc trẻ phát triển tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng sữa mẹ và chế độ ăn dặm mẹ xây dựng cho trẻ từ 5 tháng tuổi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi cho trẻ ăn dặm, mẹ cần phải nấu bột/ cháo đủ với 4 nhóm thực phẩm sau:

- Chất đường bột: gạo tẻ, không trộn lẫn gạo nếp (vì gạo nếp đặc, có chất dính khiến trẻ khó nuốt). Khi nấu bột cháo trắng mẹ cũng không nên trộn thêm ý dĩ, hạt sen, đậu xanh để tránh cảm giác khó ăn, chậm tiêu cho trẻ.

- Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm: trong bột của trẻ mẹ cần cho thêm thịt nạc (gà, lợn), lòng đỏ trứng gà… vì đây là những thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu và được khuyến khích sử dụng cho trẻ mới tập ăn dặm.

- Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo: trong bột của trẻ mẹ có thể cho thêm vài giọt dầu thực vật hoặc mỡ động vật (mỡ lợn, mỡ gà), vởi tỉ lệ 1:1 và nên xen kẽ bữa dầu, bữa mỡ. Tuy nhiên, không nên cho trẻ ăn dầu gấc lúc này để tránh vàng da và thức vitamin.

Lich an dam cho be 5 thang tuoi hop ly nhat (2)

Lịch ăn cho bé 5 tháng tuổi hợp lý nhất. Chất xơ là nhóm dinh dưỡng quan trọng đối hệ tiêu hóa non nớt của bé

- Nhóm thực phẩm cung cấp chất xơ: rau xanh và củ quả. Nhóm thực phẩm này không cung cấp năng lượng nên khi nấu mẹ chỉ nên cho một lượng vừa phải. Với trẻ bắt đầu ăn dặm thì nên cho 1 thìa rau, sau này tăng lên khoảng 2 – 3 thìa rau/bát bột.

Khi chọn thực phẩm cho trẻ ăn dặm, mẹ nên chọn những loại giàu năng lượng và dinh dưỡng, đặc biệt là chứa nhiều: sắt, kẽm, canxi, vitamin A, C, folate (nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, hải sản, sữa…). Mẹ nên chọn thực phẩm rõ nguồn gốc, không sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, không cho trẻ ăn đồ cay nóng, mặn…

Đặc biệt, trước khi cho trẻ ăn dặm, mẹ cần vệ sinh đồ nấu, bát, đĩa, thì sạch sẽ để tránh làm mất vệ sinh gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ khi ăn dặm. Thêm nữa, nên tránh cho trẻ ăn các bữa phụ nữ nhiều đường. Bởi đường có thể làm hỏng men răng của trẻ và có giá trị dinh dưỡng thấp và còn dễ gây rối loạn chuyển hóa sau này.

  • Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm

- Cho trẻ ăn thực phẩm mềm, đa dạng, dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa. Tránh ăn thức ăn thô nguyên hạt khó nuốt như ngô, khoai, bột sắn…

Lich an dam cho be 5 thang tuoi hop ly nhat (2)

Mẹ không nên cho bé ăn thực phẩm nguyên hạt thô như ngô để tránh nghẹn, khó nuốt

- Đa dạng thực phẩm: mẹ nên thay đổi thực phẩm mỗi ngày để trẻ không bị chán ăn.

- Với trẻ ăn kém do ốm, sốt thì nên tăng cường cho trẻ ăn dặm với thức ăn giàu dinh dưỡng kết hợp với việc bú sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng.

- Ngoài ra, khi cho trẻ ăn dặm cần cho uống thêm nước đun sối để nguội, nước hoa quả, ăn thêm hoa quả để bổ sung vitamin, chất xơ, hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn.

  • Một số loại bột mẹ nên dùng cho trẻ 5 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm

Bột

Nguyên liệu nấu

Bột đậu nành

Sữa đậu nành: 200lm

Bột gạo: 2 thìa cà phê

Đường: 1 thìa cà phê

Rau xanh: 1 thìa cà phê

- Bột đậu xanh, bí đỏ:

Bột gạo pha lẫn đậu xanh (1kg gạo + 2lạng đậu xanh)

Bí đỏ: 2 miếng nhỏ, nghiền nát

Mỡ ăn (dầu ăn): 1 thìa

Nước: 1 bát con

Bột cua

Bột gạo tẻ: 2 thìa cà phê     

Nước lọc cua: 1 bát ăn cơm

Mớ hoặc dầu ăn: 1 thìa cà phê

Rau xanh giã nhỏ: 1 thìa cà phê

Bột tôm

Bột gạo: 2 thìa cà phê

Tôm tươi: 2 thìa (bỏ vỏ,giã nhỏ)

Mỡ hoặc dầu ăn: 1 thìa

Rau xanh giã nhỏ: 1 thìa

Nước: 1 bát con

Bột trứng

Bột gạo: 2 thìa cà phê

Trứng gà: ½ cái lòng đỏ hoặc 2 quả trứng chim cút

Mỡ hoặc dầu ăn: 1 thìa

Rau xanh giã nhỏ: 1 thìa

Nước: 1 bát con

Bột thịt

Bột gạo: 2 thìa cà phê

Thịt nạc: 2 thìa cà phê

Mỡ hoặc dầu ăn: 1 thìa

Rau xanh giã nhỏ: 1 thìa

Nước: 1 bát con

 
comment Bình luận

largeer