Mẹo trị ho không cần thuốc
Ho là gì?
Ho là một phản xạ của cơ thể để tống ra ngoài các dị vật, vi sinh vật... ở đường hô hấp (hô hấp trên và hô hấp dưới) giúp bảo vệ bộ máy hô hấp.
Tuy nhiên, ho không chỉ là một phản xạ tức thời của cơ thể nhưng cũng có thể là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau.
Ho là một phản xạ của cơ thể để loại bỏ các dị vật và vi sinh vật ra ngoài
Bộ máy hô hấp bao gồm các cơ quan mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản và hai buồng phổi. Hầu họng giống như một ngã tư giao nhau giữa một bên mũi và khí quản; một bên miệng và thực quản. Vì vậy, lượng không khí hít vào có thể mang theo bụi bặm, chứa nhiều mầm bệnh gây viêm nhiễm cho hệ hô hấp và hệ tiêu hoá trên, đặc biệt là vùng hầu họng.
Tuy nhiên, một hệ thống lông mao ở trong hệ thống dẫn khí sẽ có chức năng lọc sạch, ngăn chặn và quét ngược các bụi bặm trở ra khỏi hệ hô hấp.
Thanh quản là đoạn đầu tiêu của ống dẫn khí vào cơ thể. Khí quản bắt nguồn từ thanh quản rồi chạy song song với thực quản bên trong lồng ngực. Ở phía đầu còn lại của khí quản được chia làm hai nhánh phế quản lớn để dẫn khí vào 2 lá phổi qua các nhánh dẫn khí được phân chia tiếp theo. Sau đó, khí sẽ đi qua từng vị trí trong mô phổi. Lúc này, cơ hoành đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hít thở.
Ho khi nào?
Ho là một trong những triệu chứng thường gặp, đó có thể là cơ chế sinh lý bảo vệ cơ thể, đồng thời cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh. Ho ở mức độ nào đó có thể có lợi cho sức khoẻ để tống chất nhầy, đờm, mủ, dị vật ra ngoài. Nhìn chung, ho là một dấu hiệu khách quan, xảy ra ngoài ý muốn, phản ánh tình trạng và mức độ của một bệnh cụ thể.
Ho là triệu chứng thường gặp và nhìn chung dấu hiệu khách quan này có thể phản ảnh mức độ của bệnh cụ thể
Ho không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh và thường do các tác nhân của đường hô hấp gây ra như viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mạn, hen phế quản, viêm phổi...
Ngoài ra, một số bệnh ở ngoài đường hô hấp cũng gây ra triệu chứng ho như một số bệnh về tim mạch (tăng áo lực động mạch phổi, phổi bị ứ huyết, tâm phế mạn, suy tim...). Ngoài ra, ho còn gặp trong trường hợp nhiễm không khí nóng hoặc lạnh, hít phải hơi độc, hoá chất, thuốc lá gây kích thích niêm mạc đường hô hấp...
Ho có nhiều biểu hiện như ho cấp tính, ho kéo dài mạn tính, ho khan, ho có đờm, ho kèm triệu chứng khản tiếng, ho cơn hoặc khúc khắc, thỉnh thoảng xuất hiện.
Nguyên nhân gây ho
Ho chủ yếu do nhiếm khuẩn đường hô hấp gây ra.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
Những chứng nhiễm khuẩn như viêm mũi, viêm họng, viêm amidal, viêm VA, viêm xoang, cảm cúm có thể gây ra ho. Khi bị nhiễm khuẩn hô hấp trên, các dấu hiệu của ho xuất hiện khá nhanh, ho có đờm do niêm mạc mũi họng tăng tiết dịch, ho thường kèm theo các triệu chứng khác như ngạt mũi, chảy mũi, sốt, đau họng, ù tai. Sau điều trị hết viêm, triệu chứng ho còn kéo dài thêm một thời gian mới hết hẳn và xuất hiện đợt viêm mới.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ho đó là nhiễm khuẩn đường hô hấp
Nhiễm khuẩn hô hấp dưới
Viêm phế quản: Lúc đầu ho khan, sau đó ho khạc đờm, nếu viêm cấp thường có kèm theo sốt. Ho kéo dài thường mỗi đợt trên 3 tháng là viêm phế quản mạn tính.
Giãn phế quản: có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải. Biểu hiện chủ yếu là ho cơn, xuất hiện nhiều về sáng sớm, đặc biệt khạc rất nhiều đờm trắng.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): tình trạng tắc nghẽn đường lưu thông không khí dẫn tới khó thở. Bệnh không có dấu hiệu nhận biết, đến khi chuyển sang giai đoạn nặng với triệu chứng khó thở, ho khạc đờm kéo dài. Bệnh thường gặp ở những người trên 45 tuổi và có hút thuốc lá.
Viêm phổi: bệnh thường xuất hiện đột ngột với triệu chứng sốt rét, đau tức ngực, ho khan, sau đó ho có đờm màu gỉ sắt, đờm đặc quánh, màu xanh hoặc vàng.
Lao phổi: sốt âm ỉ kéo dài, ho húng hắng, khạc đờm trắng, nặng có thể ho ra máu.
Các bệnh lý khác của phổi, phế quản như: apxe phổi, bụi phổi, ung thư phổi phế quản, dị vật đường hô hấp, khối u trung thất đều biểu hiện chủ yếu bằng triệu chứng ho.
Ho do các nguyên nhân khác
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) do dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, axit của dịch vị làm tổn thương niêm mạc thực quản và gây viêm nhiễm mạn tính đường hô hấp trên, trong đó có viêm họng. Triệu chứng điển hình của trào ngược là ợ chua, ợ nóng, đau tức sau xương ức, bệnh nhân thường có ho kéo dài, thỉnh thoảng ho một vài tiếng, dễ nhầm với các bệnh tai mũi họng.
Mẹo trị ho không cần thuốc. Ho có thể do bệnh trào ngược dạ dày hoặc ô nhiễm khói bụi
Ho do các bệnh tim mạch khi tăng áp lực tiểu tuần hoàn, ứ trệ tuần hoàn dẫn tới khó thở và ho khan hoặc ho ra máu.
Ho do ô nhiễm môi trường: Khói bụi làm nặng thêm các bệnh đường hô hấp, hen và dị ứng.
Mẹo chữa trị ho không cần dùng thuốc
Theo lương y quốc gia Anh Đào (nguyên bác sĩ Viện Y học cổ truyền Quân đội) cho biết, thời tiết chuyển mùa rất dễ bị ho với các biểu hiện khác nhau như ho liên tục, ho khan, không đờm, ho dai dẳng… gây đau rát họng, mệt mỏi, khó chịu. Nếu ho về đêm, gần sáng khó ngủ, mệt mỏi, mất sức đặc biệt là trẻ em và người có cơ địa dễ bị kích ứng khi thay đổi của thời tiết, do lạnh… Thời điểm này hay gặp là chứng ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp, sau khi bị cảm lạnh, cảm cúm… Nếu không chữa ho kịp thời sẽ dẫn đến viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai… thậm chí là mắc bệnh ung thư họng.
Các lương y hướng dẫn trị ho khan, ho gió, ho có đờm, ho do thời tiết, ho lâu ngày, ho do khói thuốc… rất đơn giản, hiệu quả. Lưu ý khi dùng thảo dược trị ho, cần dùng mật ong rừng nguyên chất, các loại gừng, chanh đào, tỏi… có nguồn gốc rõ ràng để đem lại hiệu quả cao.
Những cách chữa ho bằng thảo dược cần kiên trì, bệnh sẽ khỏi từ từ, không cắt cơn ngay như thuốc Tây y.
Gừng
Gừng là một trong những nguyên liệu trị ho hiệu quả nhờ có tính kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả cao.
Gừng có tính kháng khuẩn được áp dụng trị ho mà không cần dùng thuốc hiệu quả
Cách 1: Gừng và mật ong
50g mật ong, 100 gừng tươi giã nhuyễn, 500ml nước. Đun sôi 15 phút, lọc bỏ bã. Cho mật ong vào nước gừng quấy đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê cho tới khi hết ho.
Ngoài ra, có thể áp dụng bài thuốc sau: gừng già tươi 60g, rửa sạch xay (giã) nhuyễn. Mật ong 30g, 1/2 lít nước, đun 30 phút rồi chắt lấy nước uống. Uống 1 ly (50ml), ngày 2 lần.
Cách 2: Gừng và củ cải trắng
10 miếng gừng tươi, 3 củ cải trắng rửa sạch, xay lấy nước uống ngày 2 - 3 lần, mỗi lần khoảng 50ml, sau khoảng 3 - 4 ngày cơn ho sẽ giảm dần.
Cách 3: Chanh, gừng, mật ong
Gừng đem bóc vỏ ép lấy nước, pha thêm 200ml nước sôi để nguội. Thêm 1 thìa mật ong, 1 lát chanh mỏng, khuấy đều và uống hàng ngày trước khi ngủ và sau khi ăn sẽ giảm ho dần.
Gừng và mật ong là mẹo trị ho không cần dùng thuốc đơn giản
Cách 4: Canh gừng
8g gừng tươi,15g tía tô, 20g hành, rau cải nấu với canh thịt - có tác dụng giải cảm, trị ho hiệu quả.
Cách 5: Gừng và trứng gà
Gừng tươi 2 củ, rửa sạch, giã nhuyễn hòa với 200ml nước. Lọc bỏ bã gừng, rồi đập một quả trứng gà ta, chút đường trắng vào và khuấy đều rồi đun lên còn một nửa cốc uống hàng ngày tới khi hết ho.
Một số thảo dược trị ho có đờm đơn giản
Nghệ: 1 thìa bột nghệ pha cùng nước nóng, chia ra uống 2 - 3 lần trong ngày (có thể thêm ít muối cho dễ uống. Sau 2 ngày sẽ hiệu quả).
Tỏi ta: Đập giập 5 - 6 tép tỏi, đổ mật ong ngập tỏi, hấp lên (chưng cách thủy tới có mùi tỏi là được), để nguội. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.
Tỏi có tính kháng viêm điều trị ho hiệu quả
Quất và mật ong: Trị ho khan kéo dài, không gây kích ứng
20g quất chín, hạt chanh và hoa hồng bạch. Thêm mật ong, đường phèn bỏ vào nồi cơm hấp cách thủy. Sau 25 phút lấy ra giã nhuyễn dùng để uống nước.
1kg quất rửa sạch, bổ đôi (có thể để nguyên quả), cho vào bình/lọ. Đổ vào 500g đường trắng, đậy kín nắp. 1 tuần sau lấy nước ngậm hằng ngày sẽ giảm chứng ho có đờm nhanh.
Chanh đào - mật ong: Chanh đào rửa sạch, thái lát, trộn đường phèn, đổ vào bình với mật ong, bịt kín miệng bình. Ngâm 2 tháng có thể dùng được. Khi bị ho mỗi ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê (ngậm trong họng một lúc), sẽ giảm ho nhanh.
Lá húng chanh: 2 - 3 lá húng chanh tươi, rửa sạch, cắt nhỏ, hấp với đường phèn (hoặc mật ong). Trẻ em thì uống nước cốt (hoặc ăn cả bã) hàng ngày, vừa giảm cơn ho vừa phòng ho.
Mẹo dân gian dùng lá húng chanh điều trị ho rất tốt
Đường phèn pha với dấm: ngày uống 3 - 4 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê tới khi hết ho - trị ho lâu ngày rất hiệu quả.
Vỏ cam: rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, đem nướng trên bếp, ăn khi còn nóng. Nếu ho nặng có thể ăn 2 - 3 vỏ cam nướng sẽ ấm cổ, tốt họng, tiêu đờm, dứt cơn ho đêm.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm