Những ai không nên uống trà gừng?
1, Tác dụng của trà gừng
Xưa nay, người ta vẫn thường dùng gừng như một loại gia vị trong chế biến món ăn. Không chỉ làm tăng hương vị cho món ăn hay làm át mùi thức ăn không mong muốn, chúng còn giúp làm giảm thành phần có hại tiềm tàng trong thực phẩm.
Tuy nhiên, càng ngày người ta càng tìm thấy được nhiều tác dụng thần kỳ của gừng với sức khỏe. Không chỉ là một loại gia vị mà giờ đây, gừng còn được biết đến là vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.
Những ai không nên uống trà gừng? Trà gừng là thức uống rất tốt cho sức khỏe
Trong củ gừng có trên 400 chất khác nhau, bao gồm 2 – 3% tinh dầu (Zingiberen, D-camphen), 3 – 5% chất nhựa cay như zingeron, zingerol, shogaola (trong quá trình làm khô, chất gingerol biến thành shogaol), chất béo, các vitamin và chất khoáng như kali, canxi, sắt, mangan, kẽm,..
Người ta thường dùng gừng để điều trị nhiều bệnh như cảm lạnh, cúm, viêm họng, kháng viêm, giảm nguy cơ ung thư…
Tương tự như vậy, trà gừng cũng có nhiều tác dụng với sức khỏe con người. Trà gừng chính là một loại thức uống được làm từ gừng. Đây là một loại chế phẩm của gừng, được nấu với nước để làm nước uống.
Cách làm trà gừng rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa củ gừng tươi rồi thái thành lát mỏng. Sau đó cho và nước sôi để tạo ra một loại trà thảo được. Đây là thức uống rất bổ dưỡng, mà lại không hề chứa caffeine như trà xanh, trà trắng hay trà đen.
Để tăng thêm hương vị, nhiều người thường cho thêm chút nước chanh hoặc mật ong vào. Việc bổ sung 2 nguyên liệu này sẽ giúp tăng hiệu quả cho trà gừng, giúp tăng enzyme, giải độc và cải thiện mùi vị.
Uống trà gừng là thói quen của nhiều người và nó là một thói quen tốt. Tương tự như gừng, trà gừng cũng có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm viêm họng hoặc ổn định đường tiêu hóa…
Nhất là vào mùa đông lạnh, một cốc trà gừng sẽ giúp bạn làm ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe. Những tác dụng mà trà gừng mang lại cho sức khỏe:
- Chống nôn, chống xay tàu xe, buồn nôn.
- Giảm đau kháng viêm và khử trùng.
- Phòng và chưa trị cảm mạo, say nắng, làm mát cơ thể, làm giảm cảm giác mệt mỏi.
- Chống oxy hóa, ức chế khối u.
- Kích thích cảm giác thèm ăn.
- Chữa tiêu chảy
- Chữa bất lực sinh lý cho cả nam và nữ.
Tuy nhiên bạn cần cẩn trọng khi sử dụng trà gừng, nhiều người uống trà gừng sẽ gây hại sức khỏe.
2, Những ai không nên uống trà gừng?
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai và cho con bú là những đối tượng cần hạn chế uống trà gừng. Nguyên nhân do đây là nguyên liệu không tốt cho nội tiết tố giới tính của thai nhi và thậm chí có thể gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai hoặc sinh sớm.
Nếu bạn sử dụng trà gừng, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Người cao huyết áp
Theo Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, gừng có tính ấm nên có nhiều tác dụng chữa các chứng bệnh do hàn. Tuy nhiên, bạn lại cần cẩn trọng khi dùng cho những người bị cao huyết áp.
Đối với những người bị huyết áp thấp thì gừng có tác dụng rất tốt. Nhưng nếu uống vào đúng thời điểm huyết áp tăng, trà gừng sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng quá ngưỡng và gây hưng phấn. Người dùng có thể bị cường huyết áp, gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến...
Những người bị cao huyết áp không nên uống trà gừng
-
Những người có thể nhiệt
Bạn nên nhớ, “Hàn ngộ hàn tắc tử, nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng”, tức hàn gặp hàn tất sẽ dẫn đến tử vong, nhiệt gặp nhiệt tất sẽ dẫn đến phát cuồng điên.
Người có cơ địa mang tính nhiệt hoặc khi mắc các chứng bệnh nhiệt nóng không dùng các vị thuốc có tính nhiệt như sốt nóng thì không dùng gừng.
- Những trường hợp khác
Những trường hợp bị cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng. Người có cơ địa nhiệt táo, người âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm dạ dày, viêm gan, cao huyết áp, bệnh tim mạch thời kỳ tiến triển cũng thận trọng khi dùng và nên theo chỉ định của bác sĩ.
Trà gừng sẽ rất tốt nếu như bạn uống mỗi ngày 1 ly nhỏ. Nhưng nếu bạn lạm dụng loại thức uống này có thể gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho cơ thể.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm