Những điều cần lưu ý trong cách chăm sóc trẻ bị hở hàm ếch

Vấn đề sinh con ra mà con hay bị bệnh thì đã khiến các mẹ rất vất vả, nhưng nếu sinh con ra mà con bị hở hàm ếch thì việc chăm sóc sẽ còn khó khăn hơn rất nhiều. Dưới đây là một vài những điều cần các mẹ phải lưu ý trong cách chăm sóc trẻ bị hở hàm ếch tại nhà.
04/10/2018 10:00

Nguyên nhân trẻ bị hở hàm ếch

Một số trẻ được phát hiện bị hở hàm ếch ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Vậy thì với những trẻ này nguyên nhân chính là do yếu tố di truyền như mẹ bị bệnh giang mai, do người thân trong gia đình có người từng bị, hoặc do trong khi mang tai người mẹ có thể sử dụng một vài chất kích thích như hút thuốc, uống rượu bia, cũng có thể do mẹ bị khủng hoảng tâm lý, điều kiện sống thấp, thiếu thốn…

nhung dieu can luu y khi cham soc tre ho ham ech 1

Những điều cần lưu ý trong cách chăm sóc trẻ bị hở hàm ếch giúp trẻ nhanh chóng lành bệnh

Còn với trẻ sinh ra mới bị hở hàm ếch thì nguyên nhân có thể là do bệnh viêm sởi, bị cảm cúm, nhiễm siêu vi, bệnh liên quan đến nhiễm trùng da,  hoặc có thể do trẻ bị thiếu một số các nguyên tố và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Lưu ý trong cách chăm sóc trẻ bị hở hàm ếch

Với trẻ bị hở hàm ếch thì hầu như các bạn chỉ có thể can thiệp vào vấn đề cho trẻ ăn uống còn những việc như giúp bệnh không nặng hơn hay khỏi bệnh thì chỉ có thể nhờ đến khoa học, các bác sĩ. Cho nên việc chăm sóc trẻ bị hở hàm ếch sao cho trẻ ăn uống không bị sặc là một điều không hề đơn giản. Nhưng chỉ cần các mẹ để tâm tới một vài lưu ý sau đây thì sẽ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc con.

Khi cho trẻ bú thì cần phải cho trẻ ở tư thế hơi thẳng lưng, hoặc ở tư thế ngồi thì trẻ mới có thể bú dễ dàng mà không bị sặc. Ngoài trường hợp cho bú trực tiếp thì các mẹ cũng có thể vắt sữa ra và đút bằng thìa cho trẻ. Với trường hợp này thì cũng cần cho trẻ ngồi với đầu hơi đưa về phía trước. Nên cho trẻ ăn và bú trước khi trẻ quá đói, bởi khi quá đói trẻ sẽ khóc to như vậy việc cho ăn càng trở nên khó khăn hơn.

Sau khi ăn uống xong hoặc trong khi ăn uống thì các mẹ cũng cần phải lau chùi khe hở môi bằng bông tẩm nước sạch tránh để những thức ăn dính trên đó.  Chỉ được sử dụng khăn vải mềm hoặc bông tăm để vệ sinh vùng môi hở cho trẻ.

nhung dieu can luu y khi cham soc tre ho ham ech 2

Những điều cần lưu ý trong cách chăm sóc trẻ bị hở hàm ếch giúp các mẹ chăm sóc bé tại nhà tốt nhất

Với những trẻ bị hở hàm ếch thì ngoài việc cho bú thì các mẹ cũng cần phải tập cho trẻ uống nước lọc mỗi ngày từ 3 – 4 lần ngay sau sinh đươc vài tuần. Cho trẻ uống với liều lượng tăng dần từ 30 ml đến khoảng 120ml (vào thời điểm trẻ được 1 tuổi). Ngoài ra để thuận lợi cho việc nói, ăn uống và nhất là không làm mất thẩm mỹ khuân mặt thì nên cho trẻ đi phẫu thuận càng sớm càng tốt nhé.

Trên đây là những lưu ý về cách chăm sóc trẻ bị hở hàm ếch mà các mẹ nên biết. Để chăm sóc bé một cách tốt nhất, và cho bé phát triển một cách toàn diện nhất bạn nhé!

comment Bình luận

largeer