Phẫu thuật gai cột sống bao lâu thì khỏi?

Bệnh gia cột sống có thể gây ra biến chứng nguy hiểm là liệt cột sống, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Phẫu thuật gai cột sống là giải pháp tốt nhất. Sau phẫu thuật khoảng 2 – 3 tháng bệnh nhân có thể đi lại được.
21/04/2018 15:08

Gai cột sống là gì?

Gai cột sống (spondylosis) là bệnh thoái hóa cột sống. Trên thực tế, gai cột sống là hiện tượng các xương cột sống bị chồi ra ngoài và 2 bên cột sống. Nói cách khác, nó là sự phát triển thêm của xương thân trân đốt sống, dây chằng quanh khớp…

Gai xương chính là các mỏm xương hoặc điểm lồi nhô ra tại các khớp. Chúng thường được hình thành do sự tổn thương bề mặt của kjopws và cản trở cử động của xương. Gai cột sống thường gây ra tình trạng đau đớn cho bệnh nhân ở những mức độ khác nhau.

Theo các chuyên gia, bất cứ phần nào của cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh gai đốt sống. Thông thường khu vực thắt lưng và cổ sẽ dễ bị mắc bệnh này nhất.

Bệnh gai đốt sống thường gặp nhất ở nhóm người cao tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hóa. Nam giới là đối tượng bị gai đốt sống nhiều hơn nữ giới. Tuy nhiên, nữ giới tuổi mãn kinh cũng hay mắc bệnh lý này.

Empty

Phẫu thuật gai cột sống bao lâu thì khỏi? Gia cột sống là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi

Bệnh gai đốt sống ở giai đoạn đầu thường không gây ra dấu hiệu hay triệu chứng gì một cách rõ ràng.  Thông thường khi bị mắc bệnh người bệnh sẽ xuất hiện một số biểu hiện sau:

- Xuất hiện tình trạng đau ở vùng cổ, thắt lưng, nhất là khi đi đứng và thường đau cạnh cột sống.

- Ở những trường hợp nặng thường mất cảm giác ở vùng cột sống.

- Cơn đau tăng dần khi vận động mạnh, chơi thể thảo.

- Cơ bắp dần yếu đi, mất thăng bằng, không kiểm soát được tiểu tiện hoặc đại tiện.

Người mắc bệnh gai cột số có thể do một trong số các nguyên nhân sau: do chấn thương, viêm khớp cột sống mãn tính, sự lắng đọng canxi. Đa số các trường hợp bị bệnh gai cột sống là người cao tuổi do tình trạng lắng đọng canxi dẫn đến thoái hóa phần xương khớp.

Gai đốt sống nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng hết sức nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh. Phẫu thuật mổ gai cột sống được chỉ định thực hiện khi bệnh nhân có dấu hiệu: chèn ép tủy, làm hẹp ống tủy, chèn ép hệ thần kinh gây tê tay, chân và rối loạn đại tiểu tiện.

Hơn nữa, với sự phát triển của y học hiện đại kỹ thuật mổ gai cột sống có nhiều chuyển biến tích cực, thuận lợi cho các bác sĩ cũng như bệnh nhân. Nếu trước đây, phẫu thuật có thể gây viêm nhiễm, đau đớn và để lại nhiều di chứng nguy hiểm thì ngày nay phẫu thuật có tỉ lệ thành công cao hơn, biện pháp mổ đơn giản, nhanh, ít gây biến chứng.

Phẫu thuật gai cột sống bao lâu thì khỏi?

Phẫu thuật gai cột sống là phương pháp điều trị bệnh gai cột sống phổ biến nhất và có hiệu quả tốt nhất. Hiện nay, có 3 phương pháp phẫu thuật là: môt nội soi cắt gai cột sống; phẫu thuật cắt bỏ lá đốt sống; Phẫu thuật cấy miếng đệm gan mỏm gai

- Mổ nội soi cắt gai cột sống là phương pháp cho thành công cao và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Phương pháp này ít xâm lấn hơn phương pháp mổ mở. Hơn nữa, mổ nội soi giúp giải phóng được áp lực lên tủy sống, đồng thời giúp tránh tình trạng chèn ép của các gai xương lên tủy sống giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn.

- Cắt bỏ lá đốt sống: Phương pháp này được thực hiện theo cơ chế cắt một lớp cột sống bị gai làm rộng ống sống thắt lưng. Việc này giúp tạo khoảng trống cho tủy sống và dây thần kinh làm giảm áp lực lên thần kinh giúp hạn chế cơn đau.

- Phâu xthuataj cấy miếng đệm gan mỏm gai: đây là phương pháp ít xâm lấn và thường dùng phẫu thuật làm giảm hẹp ống sống. Phương pháp này giúp hạn chế các tổn thương do gai gây ra tác động tới xương khớp.

Phẫu thuật gai cột sống là một phẫu thuật khó nên đòi hỏi bác sĩ phải là người có trình độ, có tay nghề. Bởi quy trình phẫu thuật của bác sĩ ảnh hưởng lớn đến khả năng hồi phục về sau của bệnh nhân.

Empty

Sau phẫu thuật người bệnh cần 6 tháng nghỉ ngơi để phục hồi hoàn toàn

Sau phẫu thuật, bác sĩ thường cho người bệnh sử dụng những nhóm thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, vitamin nhóm B… Đồng thời giữ bệnh nhân lại bệnh viện khoảng vài ngày để theo dõi biến diễn phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi bệnh nhân sẽ được chỉ định cho xuất viện về nhà tĩnh dương. Thông thường, sau khoảng 2 – 3 tháng là bệnh nhân có thể đi lại được. Tuy nhiên, trong thời gian này bệnh nhân cần hạn chế vận động. Tăng cường bổ sung các thực phẩm nhiều dưỡng chất giúp xương và cơ thể hồi phục tốt hơn.

Theo các bác sĩ, sau phẫu thuật 1 – 2 tuần người bệnh có thể hoạt động tình dục bình thường . Tuy nhiên, nên hoạt động nhẹ nhàng, không hoạt động thoái quá.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cũng cần tránh nằm võng, ghế sofa hoặc bê vác vật nặng. Bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn sau 6 tháng phẫu thuật. Lúc này có thể thể chơi được hầu hết các môn thể thao nhưng vẫn nên tránh xa các bài tập va chạm mạnh như bóng đá, bóng chuyền,…

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cũng nên sử dụng thuốc chống loãng xương, thực phẩm giàu canxi, vitamin, chất xơ và khoáng chất để giúp xương phục hồi, dẻo dai và chắc khỏe.

comment Bình luận

largeer