Phẫu thuật thoát vị rốn bao lâu thì khỏi?

Thoát vị rốn thường gặp ở 75 – 80% trẻ sinh non. Thoát vị rốn thường lớn dần nếu không được điều trị kịp thời.  Sau phẫu thuật thoát vị rối thời gian hồi phục nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và nhiều yếu tố khác.
19/04/2018 11:05

Phẫu thuật thoát vị rốn là gì?

Theo nghiên cứu, thoát vị rốn là tình trạng một phần ruột chui vào khe hở các cơ thành bụng tại rốn và nằm sát bên dưới da. Tình trạng này xảy ra khi một phần ruột nhô ra qua lỗ rốn khi tăng áp lực ổ bụng.

Thoát vị rốn thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng cũng có thể xảy ra đối với người lớn. Ở trẻ sơ sinh, thoát vị rốn khá dễ nhận biết bởi nó xuất hiện như một khối u, không gây cảm giác đau ở gần rốn.

Thông thường, thoát vị rốn ở trẻ nhỏ ít gây biến chứng. Tuy nhiên, nếu đoạn quai ruột kẹt trong khối thoát vị và không thể đẩy ngược trở lại ổ bụng, máu tới ruột dó ít đi sẽ gây đau vùng rốn và tổn thương mô ruột. Nghiêm trọng hơn, đoạn ruột có thể bị nghẹt và dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng ổ bụng, nguy hiểm cho tính mạng.

Thoát vị rốn xảy ra ở trẻ sơ sinh khi vùng cơ bụng không được đóng kín sau khi cuống rốn đã rụng. Triệu chứng điển hình của thoát vị rốn là khối u tròn nổi lên ngay tại vị trí lỗ rốn. Khối lồi này khi ấn nhẹ vào sẽ khiến trẻ ho, khóc dữ dội.

Empty

Phẫu thuật thoát vị rốn bao lâu thì khỏi? Phẫu thuật thoát vị rốn dạng nhẹ có thể tự khỏi 

Thông thường thoát vị rốn sẽ tự khỏi sau khi bé đươc 1 tuổi. Tuy nhiên cũng có trường hợp không khỏi và có những biểu hiện bất thường. Theo các chuyên gia, khi các mẹ thấy t rẻ có biểu hiện đau đớn, bắt đầu nôn nhiều, u thoát vị trở nên sưng và đổi màu thì cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để điều trị.

Theo chuyên gia, phẫu thuật thoát vị rốn được chỉ định thực hiện khi:

- Tình trạng này không thể hồi phục được khi trẻ lên 4 hoặc 5 tuổi

- Tình trạng thoái vị phát triển lớn hơn và không thể tự lành được

- Tình trạng thoát vị gây mất thẩm mỹ

Tình trạng thoát vị bị mắc kẹt ở vị trí bên ngoài được gọi là thoát vị nghẹt và trở thành một trường hợp cần cấp cứu vì các mô lồi ra ngoài vùng cơ sẽ không được cung cấp máu. Từ đó dẫn đến tình trạng hoại tử, nhiễm trùng.

Theo các bác sĩ, những phụ nữ mang đa thai thường có nguy cơ sinh con bị thoái vị rốn cao hơn phụ nữ mang thai đơn. Trẻ sinh thiếu tháng cũng có nguy cơ bị thoái vị rốn cao hơn trẻ sinh đủ tháng. Trẻ em da đen có ít nguy cơ bị thoát vị rốn hơn và xác suất là như nhau ở trẻ em trai và gái.

Phẫu thuật thoát vị rốn bao lâu thì khỏi?

Khi trẻ nhỏ bị thoát vị rốn, bác sĩ khuyến nghị ca mẹ không nên làm gì vì đa số trường hợp bệnh sẽ tự khỏi sau 1 tuẩn. Tuy nhiên, có một số trường hợp được chỉ định phẫu thuật khi thoát vị rốn quá lớn, gây đau nhức hoặc:

- To lên khi bé được 1 hoặc 2 tuổi

- Không mất đi khi bé lên 4

- Thoát vị rốn nghẹt

Thông thường, phẫu thuật thoát vị rốn kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ với mức chi phí khoảng 3 – 5 triệu đồng tùy theo mức độ bệnh lý. Phẫu thuật thoát vị rốn thường được thực hiện bằng gây mê toàn thân.

Phẫu thuật được thực hiện bằng cách tạo ra một vết mổ lớn dưới rốn, do vậy sẽ cô lập được lớp niêm mạc bụng bị lồi ra qua lớp cơ. Sau đó bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa lại túi thóa vị vào trong bụng, chỉnh chúng về đúng vị trí ban đầu.

Empty

Thời gian phục hồi sau phẫu thuật thoát vị rốn phụ thuộc vào bệnh lý và cách chăm sóc

Trong trường hợp xuất hiện các khiếm khuyết ở cơ nhỏ, nó có thể được khâu lại. Các vết khâu sẽ tổn tại vĩnh viễn, ngăn ngừa tình trạng thoát vị trong tương lai. Với trường hợp có khiếm khuyết lớn, khâu không phải là cách thích hợp để sửa chữa lỗ trong cơ.

Ở trường hợp này, một lưới ghép sẽ được sửu dụng để phủ các lỗ tại cơ. Màng lưới là vĩnh viễn và sẽ ngăn ngừa tình trạng thoát vị, mặc dù vẫn tồn tại các lớp tại vùng cơ. Khiếm khuyết lớn nếu sử dụng cách khâu sẽ dễ bị tái phát lại.

Theo các chuyên gia, sau phẫu thuật thoát vị rốn bệnh nhi sẽ được giữ lại bệnh viện 1 ngày để xem xét tình trạng và phòng chống các biến chứng có thể xảy ra. Sau phẫu thuật, thời gian hồi phục của bệnh nhi còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cách chăm sóc sau phẫu thuật. Tuy nhiên, chỉ khoảng 3 – 4 tháng sau là bệnh nhi có thể hoạt động bình thường được.

Tuy nhiên, sau phẫu thuật để hạn chế các biến chứng cho bệnh nhi, cha mẹ cần lưu ý:

- Không cho trẻ chạy nhảy, chơi đùa quá mức làm tăng đột ngột áp lực trong ổ bụng khiến khối thoát vị phồng lên lớn.

- Tăng cường cho trẻ ăn nhiều thức ăn nhiều chất xơ, rau củ để hạn chế tình trạng táo bón.

- Tránh cho trẻ rặn quá sức khi đi vị sinh để ngăn ngừa túi thoát vị căng phồng dễ dẫn đến bục vùng vết thương mới được khâu.

Để phòng chống thoát vị rốn cho trẻ, cha mẹ cần cố gắng để trẻ sơ sinh không khóc nhiều, khóc to; cha mẹ nên đặt trẻ nằm sấp, hàng ngày làm các động tác matxa nhẹ thành bụng của trẻ. Hơn nữa, các mẹ nên ăn canh đu đủ, khoai tây, rau khoai lang… để tránh tình trạng táo bón.

comment Bình luận

largeer