Phẫu thuật hẹp môn vị dạ dày bao lâu thì khỏi?

Phẫu thuật hẹp môn vị dạ dày bao lâu thì khỏi? Phẫu thuật hẹp môn vị dạ dày thường được thực hiện để phục hồi chức năng hệ tiêu hóa giúp nó hoạt động bình thường trở lại. Thời gian phục hồi sau phẫu thuật mất khoảng 1 – 2 tháng.
22/03/2018 11:51

Phẫu thuật hẹp môn vị dạ dày có nguy hiểm không?

Hẹp môn vị là một căn bệnh về dạ dày xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiêm cho sức khỏe nên cần được điều trị kịp thời.

Hẹp môn vị dạ dày thường xảy ra khi thức ăn bị ứ động trong dạ dày không xuống được ruột hoặc xuống nhưng rất ít. Nếu để lâu không xử lý có thể dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng, rối loạn nước, điện giả, suy kiệt.

Ngoài ra, hẹp môn vị dày dạ còn xuất hiện do một số bệnh lý về dạ dày hay trá tràng hoặc do bệnh ung thư dạ dày. Các khối u ung thư dạ dày gây ra sự chèn ép, làm hẹp môn vị kèm theo sự viêm nhiễm khiến thức ăn không thể xuống được.

Tùy từng trường hợp cụ thể,  mức độ nặng – nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa bệnh hẹp môn vị dạ dày phù hợp. Có hai cách chữa bệnh là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.

Empty

Phẫu thuật hẹp môn vị dạ dày bao lâu thì khỏi? Hẹp môn vị dạ dày có thể do thức ăn bị ứ đọng không xuống được hoặc do các bệnh lý về dạ dày

Điều trị nội khoa là cách bù dịch, điện giải khi cơ thể nôn nhiều và bị mất nước. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh hẹp môn vị dạ dày được chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Hẹp môn vị dạ dày do mắc bệnh ung thư dạ dày thì phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày hoặc cắt bán phần tùy vào từng giai đoạn và kích thước khối u. Trong trường hợp bị hẹp môn vị dạ dày do viêm loét dạ dày – tá tràng mãn tính có thể làm phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày.

Một câu hỏi được nhiều người quan tâm: phẫu thuật hẹp môn vị dạ dày có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, hẹp môn vị dạ dày không gây nguy hiểm mà còn có tác dụng điều tị bệnh khỏi hoàn toàn và tránh các biến chứng của bệnh ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày.

Tuy nhiên, sau phẫu thuật người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt để chức năng tạng phủ, hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn. Ngoài ra,tình trạng nhiễm khuẩn, căng thẳng, mất ngủ cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Phẫu thuật hẹp môn vị dạ dày bao lâu thì khỏi?

Phẫu thuật hẹp môn vị dạ dày sẽ được chỉ định thực hiện tùy theo mức độ bệnh lý, giai đoạn bệnh và các biến chứng mà bệnh nhân đang gặp phải. Trước phẫu thuật 2 – 3 ngày cần được hồi sức, hồi phụ điện giải, nước, nuôi dưỡng tĩnh mạch, làm sạch dạ dày.

Một số phương phẫu thuật hẹp môn vị dạ dày có thể được áp dụng như sau:

- Nối vị tràng: đây là phương pháp chủ yếu được áp dụng cho người cao tuổi. Đây thủ thuật nhằm tạo sự thông nối giữa dạ dày với tá tràng hay hỗng tràng ở quai đầu tiên. - Cắt dạ dày: bác sĩ có thể tiến hành cắt một đoạn dạ dày khoảng 2/3 dạ dày nhằm thiết lập sự lưu thông tiêu hóa. Phương pháp này nhằm bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân tốt nhấ.

- Cắt dây thần kinh X kèm phẫu thuật dẫn lưu dạ dày – ruột: Dây thần kinh X là dây phế vị có ở cổ, ngực và bụng.Cắt dây thần kinh này kèm phẫu thuật tạo hình mộ vị  nhằm bảo toàn sự nguyên vẹn của dạ dày, tránh những biến chứng do cắt dạ dày gây ra. Phương pháp phẫu thuật này chỉ áp dụng cho người hẹp môn vị là loét hành tá tràng.

- Mở thông hỗng tràng: là phương pháp phẫu thuật tạo ra sự lưu thông giữa óng tiêu hóa và bên ngoài ổ bụng. Phương pháp này được thực hiện cho bệnh nhân ở giai đoạn cuối không được thực hiện cắt hoặc nối.

Sau phẫu thuật hẹp môn vị dạ dày, người bệnh cần phải nội trú tại bệnh viện từ 2 – 3 ngày để được chăm sóc đặc biệt và theo dõi tình trạng sức khỏe. Thông thường, sau khoảng 10 – 14 ngày có thể cắt chỉ dao vết mô đã liền sẹo. Tuy nhiên, thời gian liền sẹo sẽ kéo dài hơn nếu không được chăm sóc cẩn thận.

Empty

Phẫu thuật hẹp môn vị dạ dày bao lâu thì khỏi? Sau phẫu thuật hẹp môn vị dạ dày cần được sát khuẩn và vệ sinh hàng ngày

Sau 1 – 2 tháng sau người bệnh mới có thể sinh hoạt bình thường. Bởi thời điểm này các tạng bên trong mới được phục hồi ổn định và đi vào hoạt động có hiệu quả hơn.

Phẫu thuật hẹp môn vị dạ dày là một phẫu thuật lớn nên có thể làm tổn thương tới các cấu trúc mô và phần mềm. Do đó sẽ làm tăng nguy cơ nguy nhiễm trùng. Hơn nữa, trong đường tiêu hóa có nhiều vi khuẩn khác nhau nên khi phẫu thuật hẹp môn vị dạ dày, nguy cơ nhiễm trùng cao. Vậy nên, sau phẫu thuật bệnh nhân cần được điều trị tiếp bằng thuốc kháng sinh.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng thì cần phải sử dụng thêm thuốc giảm đau vì vết mổ sau phẫu thuật là khá lớn. Nó làm tổn thương cả da, cơ và hệ tiêu hóa .

Cũng như tất cả các phẫu thuật khác, người bệnh cần được chăm sóc vệ sinh cá nhân, chăm sóc vết mổ, chăm sóc dẫn lưu hàng ngày cẩn thận. Bởi 50% thành công của ca phẫu thuật phụ thuộc vào việc chăm sóc, theo dõi sau mổ.

Theo đó, trong vài ngày đầu sau phẫu thuật nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng trướng bụng, không đánh hơn được thì cần cung cấp dinh dưỡng thông qua đường tĩnh mạch. Còn khi bệnh nhân đã đánh hơn được thì cần cung cấp dinh dưỡng thông qua đường ăn uống, chỉ nên ăm các loại thực phẩm loãng như cháo hoặc sữa.

Vết mổ dẫn lưu cần được chăm sóc bằng cách sát trùng và thay băng gạc hàng ngày. Nếu không sảy ra nhiễm trùng thì thời gian hồi phục nhanh hơn.

Đặc biệt, sau khi mổ, bệnh nhân cũng có thể bị chảy máu tại vết mổ trong ổ bụng nên cần phải theo dõi sát sao khi dẫn lưu: số lượng dịch, màu sắc dịch. Trong trường hợp dẫn lưu ra nhiều dịch máu cần báo bác sĩ kịp thời để kiểm tra và có biện pháp xử lý.

comment Bình luận

largeer