Sau phẫu thuật răng khôn nên ăn gì?

Phẫu thuật nhổ răng khôn là phương pháp loại bỏ răng số 8 mọc lệch ra khỏi hàm hoặc mọc xâm lấn ảnh hưởng đến răng số 7. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần không nhỏ giúp vết mổ của bạn mau chóng lành lại.
30/04/2018 22:55

1, Khi nào cần nhổ răng khôn?

Trong quá trình tiến hóa của con người, xương hàm dần dần bị thu nhỏ lại. Phần lớn hàm chỉ đủ chỗ để mọc 28 chiếc răng gồm: 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới. Song thực tế con người có đến 32 chiếc răng vì thêm 4 chiếc răng khôn (2 chiếc hàm trên và 2 chiếc hàm dưới).

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, là răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm. Thông thường răng khôn sẽ mọc từ độ tuổi 16, 17 cho đến 25 tuổi. Và hiện nay có rất nhiều tranh cãi về chức năng cũng như tên gọi của chiếc răng số 8 này.

sau phau thuat nho rang khon ban nen an gi

Sau phẫu thuật răng khôn nên ăn gì? Phẫu thuật răng khôn là phương pháp loại bỏ răng số 8 mọc lệch ra khỏi hàm hoặc mọc xâm lấn ảnh hưởng đến răng số 7.

Do răng khôn mọc cuối cùng nên thường không có nhiều không gian cho chúng. Do đó chúng thường bị mọc lệch, mọc đâm vào răng số 7. Thêm nữa còn gây đau nhức, sưng tấy, thậm chí là sốt cho người mọc răng.

Hiện nay, người ta vẫn chưa thống nhất được việc có nên giữ hay là nhổ răng khôn. Do đó,  Hiệp hội Nha kha Hoa Kỳ khuyên người ở độ tuổi từ 16 – 19 nên đi kiểm tra răng khôn để đánh giá xem có cần phải nhổ bỏ nó không.

Khi răng khôn mọc đúng thời điểm mà răng hàm đã gừng phát triển thì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Tình trạng răng khôn mọc kẹt  trong hàm hoặc nướu có thể gây áp lực cho xương hàm và nướu dẫn đến tình trạng viêm, đau, nhiễm trùng.

Áp lực mọc răng khôn có thể gây tiêu ngót chân răng của răng bên cạnh. Răng khôn thoái hóa thành u, nâng bện lý trong xương hàm, làm yếu xương hàm.

Theo các bác sỹ, thời điểm tốt nhất để nhổ răng khôn là từ 18-25 tuổi. Do thời điểm này chân răng đã hình thành được 2/3. Nếu trên 25 tuổi, việc nhổ răng khôn sẽ khó khăn hơn do  răng cứng, đặc hơn. Hơn nữa, quá trình lành vết thương, hậu phẫu kéo dài, không thuận lợi.

Bạn sẽ được chỉ định nhổ răng khôn khi:

  • Răng khôn mọc gây ra các biến chứng đau, nhiễm trùng lạp đi lặp lại, u nang, ảnh hưởng đến các răng lân cận.
  • Răng khôn chưa mọc gây biến chứng, giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn, làm ảnh hưởng đến răng số 7 gây sâu răng.
  • Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không cản trở xương hàm và nướu nhưng hình dạng răng bất thường, nhỏ dị dạng. Dẫn đến tình trạng thức ăn bị vướng giữa hai răng, lâu ngày dây sâu răng và viêm nha chu răng kế bên.
  • Răng khôn được chỉ định nhổ khi chính nó bị sâu.
  • Răng khôn được nhổ để chỉnh hình răng, làm răng giả hoặc răng khôn là nguyên nhân gây bệnh răng miệng.

2, Sau phẫu thuật nhổ răng khôn nên ăn gì?

Sau khi nhổ răng số 8, tại vị trí nhổ máu sẽ tụ lại tạo thành một cục máu đông. Trong giai đoạn này, để ổ nhổ răng nhanh chóng phục hồi, bạn nên chú ý ăn các loại thực phẩm sau để mau chóng hồi phục:

  • Ăn cháo, súp: những món ăn mềm vừa đầy đủ chất dinh dưỡng, vừa giúp bạn không cần phải hoạt động cơ hàm, không làm đau vết nhổ răng mới.
  • Khoai lang, đu đủ, cà rốt …là nguồn cung cấp vitamin cần thiết cho sự phục hồi của nướu và vết mổ.
  • Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất từ các loại rau, hoa quả và trái cây. Điển hình là nước ép dâu tây, trong dâu tây có chứa hoạt chất hỗ trợ cho thuốc giảm đau sau khi nhổ răng và có tác dụng tương tự như thuốc aspirin.
  • Các loại sữa, như sữa đậu nành giúp máu nhanh đông và chất đạm lecithin trong đậu nành giúp vết thương mau lành.
  • Ăn sữa chua giúp tăng tác dụng của kháng sinh chống nhiễm khuẩn nhờ có acidobacillus trong sữa, nhưng lưu ý không nên ăn quá lạnh sẽ gây ê buốt chân răng.
  • Bạn vẫn có thể ăn các loại thịt bò, cá, thịt lợn như bình thường nhưng bạn nên cắt nhỏ, hoặc hầm nhuyễn để ăn, giúp bạn dễ tiêu hóa, cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
sau phau thuat nho rang khon ban nen an gi 1

Sau phẫu thuật răng khôn nên ăn cháo và các thức ăn mềm giàu dưỡng chất để mau hồi phục

3, Sau khi nhổ răng khôn cần kiêng gì?

Không chỉ là những thực phẩm nên ăn, bạn cũng cần quan tâm tới những thực phẩm cần kiêng để cơ thể mau hồi phục.

  • Không nên sử dụng các loại nước ngọt có ga, các đồ uống chứa chất kích thích như cafe, trà, bia, rượu, thuốc lá….vì chúng có thể làm giảm tác dụng của thuốc giảm đau.
  • Kiêng các loại hoa quả chua, vì chúng chứa nhiều axit sẽ khiến men răng bị ảnh hưởng, đồng thời làm đau, xót vết nhổ răng mới phẫu thuật.
  • Kiêng ăn những loại đồ ăn cứng, hoặc có những mảnh vỡ vụn như bánh quy, các loại hạt…. bởi chúng có thể để lại trong vết nhổ răng những mảnh vụn, rất khó để lấy ra. Nếu tích tụ lâu sẽ làm vết thương lâu lành, thậm chí còn bị viêm nhiễm.
  • Không nên ăn những đồ ăn nhiều chất đường, nếu không vệ sinh tốt. Do chất đường có thế gây viêm nhiễm vết thương, tăng nguy cơ gây sâu răng.
  • Không nên nhai thức ăn vào bên hàm răng mới nhổ răng. Bởi hoạt động quá sớm, sẽ khiến vết thương khó lành, và đau hơn bình thường.
  • Sau phẫu thuật cắt túi mật nên ăn gì?
  • Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

 

comment Bình luận

largeer