Tán sỏi ngoài cơ thể có hại không?

Phương pháp án sỏi thận ngoài cơ thể là cách điều trị sỏi tiết niệu phổ biến hiện nay mà nhiều cơ sở y tế đang thực hiện.
10/08/2018 23:25

Tuy việc tán sỏi thận ngoài cơ thể đang dần trở nên phổ cập, chúng được nhiều cơ sở y tế thực hiện. Thế nhưng, để đảm bảo lòng tin, người bệnh nên được tư vấn hoặc tìm hiểu về phương pháp và tán sỏi thận ngoài cơ thể có hại không, để điều trị sỏi tiết niệu.

Tìm hiểu về căn bệnh sỏi tiết niệu

Đây là căn bệnh phổ biến trong cuộc sống ngày này, chúng cũng là bệnh lý thường xuyên tái phát. Sỏi tiết niệu thông thường gặp ở độ tuổi khá trẻ, trong tầm độ tuổi 30 đến 60 tuổi. Với các bệnh lý về tiết niệu thì sỏi tiết niệu chiếm khoảng 40 % trên tổng số, theo hiệp hội tiết niệu – thận học Việt Nam điều tra và kết luận.

Cụ thể thể hơn, sỏi tiết niệu gồm nhiều dạng như sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quả, thậm chỉ là sỏi niệu đạo… Sỏi thận chiếm đến 70% trường hợp trong số đó.

tan-soi-than-ngoai-co-the

Tán sỏi thận ngoài cơ thể được áp dụng khi chữa bệnh tiết niệu

Về phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể

Đây là phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi tiết niệu áp dụng phổ biến vì chi phí rẻ và không dành nhiều thời gian nằm viện của bệnh nhân. Chúng chỉ dành cho những viên sỏi bé hơn 15 mm mà thôi. Nói chung, tán sỏi ngoài cơ thể ít gây xâm hay cũng như đau đớn. Hiệu quả đo lường được của tán sỏi ngoài cơ thể là 55 % đến 80 % có thể hết sạch sỏi.

Tán sỏi ngoài cơ thể có hại không?

Tán sỏi ngoài cơ thể không có hại nếu như bạn thực hiện ở cơ sở uy tín và đúng quy trình.

Đầu tiên bệnh nhân sẽ nằm dưới máy tán sỏi và được gây mê toàn thân hay tiền mê giảm đau. Phần lưng của bệnh nhân sẽ tương ứng với vị trí của sỏi, chúng được đặt tiếp xúc với bóng- nguồn phát sóng xung kích. X quang sẽ đảm nhận vị trí định vị, bác sĩ điều khiển sóng xung kích hội tụ vào các xiên sỏi, sau đó phát xung để có thể tán sỏi.

Mỗi liệu trình điều trị, dùng không lớn hơn 3000 nhịp sóng xung kích để an toàn cho nhu mô thận. Sỏi sẽ di động theo nhịp thở trong quá trình điều trị, vậy nên yêu cầu bệnh nhân giữ nhịp thở sâu để tăng hiệu quả vỡ sỏi thận.

Với phương pháp tán sỏi thận ngoài cơ thể thì chúng có hiệu quả phụ thuộc vào các yếu tố như công suất của máy, độ rắn của sỏi ( được chuẩn đoán trên X quang hoặc diễn biến sự vỡ thỏi qua quá trình tán sỏi). Yếu tố tiếp theo của việc tán sỏi thành công hay không là do vị trí của sỏi. Sỏi đài thận, bể thận dễ tán hơn với các sỏi tiết niệu. Khoảng cách từ da đến sỏi thận ( do người thực hiện có da dày hay không – béo hay gầy) cũng ảnh hưởng đến việc vỡ sỏi.

tan-soi-than-ngoai-co-the-1

Tán sỏi ngoài cơ thể có hại không? Tán sỏi ngoài cơ thể không có hại nếu như bạn thực hiện ở cơ sở uy tín và đúng quy trình

Sau khi thực hiện tán sỏi ngoài cơ thể sẽ đào thải các mảnh vỡ ra qua nước tiểu khi chúng lọt qua lòng tiết niệu quản vậy nên phụ thuộc vào sự thông suốt của đường tiết niệu. Ở vị trí đài thận, sỏi được đào thải phụ thuộc vào góc giữa trục đài thận và trục bể thận. Không tránh được trường hợp việc đào thải sỏi thận không hiệu quả khi vẫn còn đọng lại sỏi. Vậy nên rất cần sự thông suốt của niệu quản, bạn cần thiết phải đánh giá toàn bộ đường tiết niệu.

Sau khi tán sỏi ngoài cơ thể bệnh nhân cần làm gì?

Sau điều trị, người bệnh có thể bị đau nhức ở vùng lưng và đái ra máu (lượng nhỏ) nhưng không cần dùng đến thuốc. Bệnh nhân phải uống đủ nước theo chỉ định tầm 2-3 lít nước. Những mảnh sỏi sẽ đào thải nhanh chóng qua đường nước tiểu.

Hãy đánh giá việc tán sỏi sau 1 tháng bằng phim chụp kiểm tra. Bên cạnh đó khi có các cơn đau quặn thắt, sốt, hay biến chứng bất thường cần lập tức đến các chuyên khoa tiết niệu để khám chữa kịp thời.

comment Bình luận

largeer