Thời gian ủ bệnh bạch hầu bao lâu?
Bạch hầu là gì?
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn có tên Corynebacterium diphtheriae gây ra. Vi khuẩn gây bệnh có thể tạo ra độc tố phá hủy mô nhất là ở mũi và cổ họng.
Đặc điểm lâm sàng của bệnh là màng giả xuất hiện ở chỗ nhiễm trùng. Có một số loại vi khuẩn còn tạo ra độc tố gây viêm cơ tim và viêm dây thần kinh ngoại biên.

Thời gian ủ bệnh bạch hầu bao lâu? Bạch hầu là bệnh nguy hiểm do vi khuẩn gây ra
Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu
Bạch hầu là bệnh thường do vi khuẩn có tên Corynebacterium diphtheria gây ra. Đây là bệnh có thể lây truyền từ người sang người qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc qua các đồ vật có chứa vi khuẩn.
Bệnh bạch hầu cũng có thể lây truyền qua ho và hắt hơi từ người bệnh sang người lành. Dù cho bệnh nhân không có biểu hiện gì thì cũng có khả năng lây nhiễm cho người khác sau khoảng 6 tuần kể từ khi nhiễm khuẩn.
Vi khuẩn bạch cầu thường ảnh hưởng nhiều nhất đến mũi và họng. Do vậy nếu bạn bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn sẽ sản sinh ra độc tố xâm nhập vào dòng máu gây ra các lớp màng dày, màu xám ở mũi, họng, lưỡi, khí quản.
Trong một số trường hợp, những độc tốt được tiết ra từ vi khuẩn này có thể gây tổn thương đến các cơ quan khác như tim, não và thận. Bởi vậy đây là bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa đến tính mạng con người như viêm cơ tim, suy thận, liệt...
Thời gian ủ bệnh bạch hầu
Khi vi khuẩn bạch hầu xâm nhập qua đường mũi, miệng chúng sẽ định vị ở niêm mạc đường hô hấp trên. Kể từ từ nhiễm vi khuẩn tới lúc phát bệnh là thời gian ủ bệnh bạch hầu. Bệnh bạch hầu có thời gian ủ bệnh khá ngắn, chỉ từ 2-4 ngày.
Sau thời gian ủ bệnh, ở những chủng vi khuẩn có khả năng tiết độc tố thì các độc tố này sẽ được sản xuất và bám bào màng tế bào và đi vào máu rồi phát tán đến các cơ quan khác.
Sau thời gian ủ bệnh, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên ở một số trường hợp cũng có thể không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào.

Thời gian ủ bệnh bạch hầu bao lâu? Bệnh bạch hầu có thời giản ủ bệnh ngắn từ 2-4 ngày
Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh bạch cầu là hình thành mảng màu xám dày ở cổ họng và amidan. Bên cạnh đó là các triệu chứng khác như:
- Sốt
- Ớn lạnh
- Sưng các tuyến ở cổ
- Ho như chó sủa
- Viêm họng, sưng họng
- Da xanh tái
- Chảy nước dãi
- Có cảm giác lo lắng, sợ hãi nói chung.
Nếu như bệnh có dấu hiệu tiến triển, có thể sẽ xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như:
- Khó thở hoặc khó nuốt
- Thay đổi thị lực
- Nói lắp
- Các dấu hiệu sốc như da tái và lạnh, vã mồ hôi và tim đập nhanh.
Biến chứng bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu thường có 2 loại biến chứng nghiêm trọng là: biến chứng do màng giả lan rộng và biến chứng do độc tố.
Nếu bạn phát hiện và điều trị bệnh bạch hầu muộn thì màng giả sẽ phát triển nhanh và lan xuống dưới thanh- khí phế quản gây tắc nghẽn đường hô hấp. Trường hợp này nếu bệnh cấp cứu không kịp thời sẽ gây tử vong nhanh chóng.

Thời gian ủ bệnh bạch hầu bao lâu? Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm có thể gây tử vong với nhiều biến chứng
Một biến chứng nữa của bệnh bạch hầu là viêm cơ tim. Biến chứng này có thể xảy ra ở cả trường hợp bạch hầu nặng và nhè, nhất là khi có tổn thương tại chỗ lan rộng và khi có sự trì hoãn trong chỉ định kháng độc tố.
Tỷ lệ bi viêm cơ tim là 10-25% và trường hợp tử vong rơi khoảng 50-60%. Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như: tiếng tim mờ, tiếng ngựa phi...
Viêm cơ tim có thể xuất hiện sớm vào những ngày đầu của bệnh hoặc cũng trễ hơn vòa tuần thứ 4 đến tuần thứ 6. Đây là một biến chứng nguy hiểm thường được tiên lượng là xấu nên cần được chăm sóc và theo dõi chặt chẽ.
Ngoài ra bệnh bạch hầu còn gây ra các biến chứng khác về thần kinh và thường xuất hiện muộn hơn. Các biến chứng như: Liệt khẩu cái cả hai bên và thường liệt vận động, liệt phần mềm của lưỡi gà tuần thứ 3, liệt cơ vận nhãn thường xuất hiện tuần thứ 5, nhưng cũng có thể xuất hiện trong tuần đầu đó là nguyên nhân gây cho bệnh nhân nhìn mờ và lác .
Viêm dây thần kinh cơ hoành, gây liệt cơ hoành thường ở tuần thứ 5 đến tuần thứ 7. Liệt các chi hoàn toàn nhưng hiếm gặp. Hầu hết các biến chứng thần kinh sẽ phục hồi hoàn toàn trong nhiều tuần đến nhiều tháng.
Phòng bệnh
Bệnh bạch hầu là bệnh nguy hiểm, nhưng bạn có thể dự phòng được bằng cách tiêm vacxin.
Vacxin phòng bệnh bạch hầu thường được tiêm cùng vacxin phòng uốn ván và ho gà trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Vacxin phòng bạch hầu thường sẽ được tiêm mũi đầu khi trẻ 2 tháng tuổi. Mũi 2-3 sẽ được tiêm khi trẻ đủ 3 tháng và 4 tháng tuổi. Khi trẻ đủ 18 tuổi sẽ được tiêm nhắc lại vacxin phòng bạch hầu.
Trong một số trường hợp hiếm trẻ có thể bị dị ứng với vacxin và bị phát ban hoặc co giật. Tuy nhiên triệu chứng sẽ tự biến mất dần.
Với người trưởng thành, khuyến cáo nên tiêm phối hợp vaccine bạch hầu và uốn ván. Bằng việc tiêm vaccine, bạn có thể bảo vệ trẻ và bản thân không bị bệnh bạch hầu trong tương lai.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm