Trẻ bị béo phì có nên uống sữa không?

Nhiều bậc phụ huynh thường cắt giảm sữa trong khẩu phần ăn uống của con mình để hạn chế tình trạng béo phì. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra: trẻ em béo phì nên uống 1 lít sữa mỗi ngày để ngăn ngừa sự tấn công của bệnh tiểu đường.
26/06/2018 00:20

1. Trẻ bị béo phì do đâu?

Tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ và do nhiều lý do khác nhau. Trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là do yếu tố di truyền, thiếu hoạt động thể dục, chế độ ăn uống không lành mạnh… Ngoài ra, có một số trẻ bị thừa cân do các rối loạn sinh lý bên trong cơ thể. Cụ thể:

  • Lười vận động

Những trẻ nhỏ có thói quen xem tivi, chơi đồ chơi, thường xuyên ngồi 1 ch, ít vân động thường dễ bị béo phì hơn những trẻ chăm luyện tập thể thao. Bởi lười vân động khiến cho năng lượng trong cơ thể bị tích tụ nhiều gây béo phì.

  • Trẻ thừa cân do ăn quá nhiều đồ ăn nhanh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đồ ăn nhanh là thực phẩm nhiều đường, muối, chất béo, khi trẻ dung nạp quá nhiều sẽ dẫn đến thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó, các loại nước uống đi kèm cũng chứa nhiều đường, năng lượng không tốt cho sức khỏe.

Empty

Trẻ bị béo phì có nên uống sữa không? Đồ ăn nhanh chứa nhiều chất béo không bão hòa nên dễ gây béo phì

  • Ngủ không đủ giấc

Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu đối với 422 trẻ em từ độ tuổi 5 – 10 tuổi và thấy rằng: trẻ có thời gian ngủ ít có nguy cơ bị béo phì tăng lên rất nhanh.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, mỗi đêm mỗi trẻ phải ngủ trung bình từ 12 – 13 giờ và 40% trong số đó chỉ ngủ khoảng 10 tiếng. Điều này khiến cho tình trạng béo phì ở trẻ ngày càng gia tăng.

  • Các yếu tố di truyền

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra, trẻ có nguy cơ bị béo phì cao có thể do các yếu tố di truyền. Yếu tố di truyền đóng vai trò lớn trong việc tăng khả năng thừa cân của trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh đó các thói quen sinh hoạt trong gia đình như ăn uống, ngủ nghỉ cũng ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ.

Ngoài ra, vấn đề béo phì ở trẻ nhỏ cũng liên quan đến việc hạ thấp hàm lượng lepin – một loại hormone khiến trẻ phải chịu đựng cảm giác đói và thèm ăn. Điều này cũng có thể giải thích lý do tại sao trẻ ngủ ít hay nhiều và thường có nhu cầu nạp nhiều năng lượng vào cơ thể.

2. Trẻ bị béo phì có nên uống sữa không?

Béo phì ở trẻ nhỏ là tình trạng mất cân bằng năng lượng ăn và năng lượng tiêu hao. Khi trẻ bị béo phì hoặc có nguy cơ, cha mẹ thường cắt giảm nguồn dinh dưỡng, nhất là sữa. Bởi nhiều người quan niệm, sữa chứa nhiều năng lượng, uống sữa làm tình trạng béo phì trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngoài chất béo, ngọt và năng lượng dồi dào, sữa còn chứa hàm lượng lớn dưỡng chất giúp phát triển chiều cao cho trẻ như canxix, vitamn, khoáng chất: sắt, folic… Do vậy, dù trẻ bị thừa cân thì vẫn cần bổ sung sữa hàng ngày. Tuy nhiên, cha mẹ cần lựa chọn loại sữa phù hợp với thể trạng của từng bé.

Sữa bò được xem là sản phẩm tốt cho trẻ bị béo phì. Sữa bò chứa nhiều dinh dưỡng giúp giảm insulin, hoocmon kiểm soát glucose, giữa các bữa ăn. Điều này giúp giảm nguy cơ 'hội chứng chuyển hóa", một loạt các rối loạn bao gồm huyết áp cao, lượng đường trong máu cao và chất béo, chất béo bụng dư thừa và cholesterol "tốt".

Empty

Trẻ bị béo phì có nên uống sữa không? Uống sữa giúp bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Nghiên cứu từ Trung tâm Khoa học Y tế đai học exas - Hoa Kỳ chỉ ra: trẻ em uống ít hơn 0,5 lít sữa mỗi ngày có mức insulin cao hơn đáng kể, mức độ giữa các bữa ăn, so với những người uống ít nhất 1lít.

Tuy nhiên, khi cho trẻ uống sữa các mẹ cần nắm được nguyên tắc: phải chọn loại sữa ít béo, ít ngọt, năng lượng thấp nhưng đảm bảo vitamin và nguyên tố vi lượng như sắt, I ốt, chất xơ… Ngoài ra, mẹ cũng cần thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày, chế độ rèn luyện, vui chơi để giải phóng năng lượng.

Bên cạnh việc uống sữa, các bậc phụ huynh cũng cần xây dựng nguyên tắc ăn uống cho trẻ nhỏ bị béo phì với lưu ý:

- Trẻ vẫn cần bổ sung đa dạng thực phẩm hàng ngày với đầy đủ dinh dưỡng, nhưng giảm thức ăn giàu chất béo, đường… tăng ăn cá, hải sản.

- Hạn chế các món ăn chiên xào, tăng cường ăn rau luộc, hấp.

- Cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa, không ăn sau 20 giờ.

comment Bình luận

largeer