Triệu chứng bệnh vảy nến và bệnh vảy nến có lây không?

Ước tính có khoảng 125 triệu người trên thế giới bị mắc bệnh vảy nến. Người da trắng có nguy cơ mắc bệnh vảy nến cao gấp 2 lần so với người da màu. Điều đáng mừng là bệnh vảy nến không lây nhiễm từ người này sang người khác.
26/06/2018 15:48

1. Triệu chứng của bệnh vảy nến

Vảy nến (Psoriasis) là bệnh lý ngoài da nghiêm trọng có thể làm tăng độ thoái hóa vòng đời của tế ào da. Vảy nên khiến cho da bị khô cứng, bong tróc, đóng vảy, ngứa ngáy và đôi khi là đau rát. Các chuyên gia cho rằng, bệnh vảy nến thường phát hiện củ yếu do di truyền. Ngoài ra, các yếu tố như môi trường, hóa chất, ăn uống cũng tác động nhiều đến bệnh này.

Đây là một bệnh về da, với tỉ lệ mắ bệnh ở nam và nữa là thương đương nhau. Tuy nhiên, bệnh chỉ thường xuyên diễn ra ở người trưởng thành (từ 16 – 22 tuổi hoặc từ 50 – 60 tuổi).

Theo thống kê, bệnh vảy nến chiếm 5% dân số châu Âu, 2% dân số châu Á và châu Phi.  Tỉ lê người da trắng mắc bệnh vảy nến cao gấp 2 lần người da màu. Vảy nến là bện lành tính, thường không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý và có thể gây ra nhiều hệ lụy nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh này thường phát thành từng đợt, có khi tăng giảm theo mùa.

Đặc điểm nổi bật khi mắc bệnh vảy nến là những tổn thương riêng lẻ có giới hạn. Người bệnh thường xuất hiện các mảng có kích thước khác nhau từ vài milimet cho đến vài cm. Các mảng đỏ này thường gồ cao, nền cứng cộm gây mất thẩm mỹ bề mặt da.

Empty

Triệu chứng bệnh vảy nến và bệnh vảy nến có lây không? Bệnh vảy nến dễ tái phát sau một thời gian điều trị bệnh

Khi bị mắc bệnh vảy nén, người bệnh sẽ gặp phải 3 triệu chứng điển hình sau:

- Tổn thương da; vùng da bị vảy nến thường xuất hiện màu đỏ, vảy trắng phủ lên như sáp nến, vảy dày, nhiều xếp chồng lên nhau. Vảy này thường sẽ bong tróc, kích thước to nhỏ khác nhau.

- Tổn thương vùng móng: có khoảng 30 – 40% bệnh nhân bị tổn thương ở móng tay, móng chân. Các móng ngả mùa vàng đục, dễ bị mủn và chấm rỗ trên bề mặt.

- Tổn thương khớp: triệu chứng này thường gặp ở người bệnh viêm khớp mãn tính, cứng khớp, lệch khớp… Bệnh còn trở nên nặng nền khiến cho bệnh nhân đi lại khó khăn, đau nhức cơ thể.

Ngoài ra, theo các bác sĩ bệnh vảy nến cũng có thể xuất hiện các triệu chứng cụ thể tùy vào từng loại vảy nến. Cụ thể:

- Vảy nến phần hồng: thường có triệu chứng điển hình là mảng da màu đỏ ửng, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

- Vảy nến thể mủ: đây là loại vảy nến rất nghiêm trọng và nó xuất hiện trên vùng da rộng. Vùng da đó sẽ bị viêm và sau đó tạo mủ trắng, khô lại và tạo thành vảy trắng.

- Vảy nến móng: chính là các rối loạn cấu trúc da ở vùng móng tay, móng chân. Điều này có thể thấy thông qua sự thay đổi móng tay và quan sát móng tay bị rỗ, bị mục mất móng.

- Vảy nến da dầu: vảy nến xuất hiện trên da đầu với lớp vảy trắng, lớp da sừng dày và kèm theo triệu chứng ngứa ngáy.

2. Bệnh vảy nến có lây không?

Theo nghiên cứu, cơ chế gây bệnh vảy nến là do quá trình tự miễn dịch của cơ thể. Có nghĩa là, vì một nguyên nhân nào đó mà các tế bào miễn dịch Lympho bị nhầm lẫn da là cơ quan thuộc vật chủ, vì vậy cần phải đào thải, gây nên những tổn thương cho từ bên trong.

Vì bệnh do cơ chế tự miễn nên vảy nến không phải bệnh truyền nhiễm. Điều này cũng lý giải cho câu hỏi: bệnh vảy nến có lây không? Khi bệnh khởi phát và tiến triển khiến da xuất hiện vảy, đôi khi vảy bong tróc ra ngoài ở công cộng làm cho người bệnh không thoải mái.

- Trường hợp gia đình có cả bố lẫn mẹ bị vảy nến thì nguy cơ con di truyền bị vảy nến là khoảng 41%.

- Trường hợp có bố hoặc mẹ bị vảy nến thì còn di truyền bị vảy nến là khoảng 16%.

- Trường hợp cô, dì, chú, bác bị vảy nến thì cháu có nguy cơ bị vảy nến khoảng 4,2%.

Mặt khác, dù bệnh vảy nến không lây truyền từ người này sang người khác nhưng nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng như:

- Tổn thương khớp: khoảng 53% trên tổng số bệnh nhân bị vảy nến đều kèm theo đau khớp. Vảy nến thể khớp là một dạng bệnh nặng. Nó làm tổn thươn ở khớp tay, ngón tay, khớp chân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ.

Empty

Triệu chứng bệnh vảy nến và bệnh vảy nến có lây không? Vảy nến là bệnh không lây nhiễm

- Nhiễm trùng máu: khi các mụn mủ vỡ tự nhiên hay do tác động thì có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da, viêm da, thậm chí là nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm.

- Ảnh hưởng đến nội tạng: việc dùng các loại thuốc trị nến cũng có thể gây ra tác dụng phụ cho gan, thận hoặc gây suy tủy. Phụ nữ mang thai không nên dùng các loại thuốc trên vì khả năng quái thai cao (tỉ lệ lên đến 99%).

Thực trạng tại Việt Nam có khoảng 2,5 triệu người mắc bệnh vảy nến. Vị trisphast bệnh thường là ở vùng da khủy tay, đầu gối, bụng, đầu… Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra, bệnh vảy nến có mối liên hệ mật thiết với bệnh: tiểu đường, tim mạch, bệnh lupus, béo phì, thận…

Bệnh vảy nến ở Việt Nam đang diễn biến khá phức tạp và đa số người bệnh tự ti với tình trạng bnehj của mình. Điều đáng nói, hiện nay y học vẫn chưa tìm ra phương thuốc điều trị triệt để bệnh này.

comment Bình luận

largeer