Viêm mũi dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng thời tiết làm ảnh hưởng đến sức khoẻ gây mệt mỏi, hắt hơi liên tục, ngứa mũi, chảy nước mũi...
07/04/2018 20:33

Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì?

Viêm mũi dị ứng thời tiết thường xảy ra vào đầu mùa nóng, mùa lạnh hoặc thời tiết thất thường. Khi đó, cơ thể chưa thích nghi ngay với sự thay đổi của thời tiết, nóng hay lạnh đột ngột khiến người mẫn cảm rất khó chịu. Triệu chứng thường gặp là chảy nước mũi và hắt hơi vào buổi sáng khi thức dậy.

Viem mui di ung thoi tiet co nguy hiem khong 3

Viêm mũi dị ứng thời tiết thường xảy ra khi thời tiết diễn ra bất thường

Viêm mũi dị ứng thời tiết là phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với chất gây kích thích. Tác nhân gây kích thích có thể vô hại với một số người tuy nhiên đối với những người quá mẫn cảm, cơ thể sinh ra chất histamin gây bệnh viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng xuất hiện thành từng cơn với các triệu chứng điển hình đến đột ngột và nhanh chóng biến mất. Ban đầu, viêm mũi dị ứng thời tiết có triệu chứng ngứa mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, hắt hơi liên tục. Với trẻ nhỏ, sẽ có triệu chứng ngạt và tắc mũi. Trong một số trường hợp kèm theo các bệnh về tiêu hoá như trướng bụng, đầy hơi, có thể tiêu chảy.

Bệnh viêm mũi dị ứng được chia làm 2 loại phổ biến:

Viêm mũi dị ứng có chu kỳ

Thường xảy ra vào đầu mùa nóng, mùa lạnh hay bất cứ khi nào thời tiết có sự chuyển biến. Lúc đó, cơ thể chưa thể thích nghi ngay đối với sự thay đổi của thời tiết, nóng hay lạnh đột ngột đều làm cho những người quá mẫn cảm rơi vào tình trạng khó chịu. Các triệu chứng thường gặp đó là nhảy mũi và hắt hơi vào mỗi buổi sáng khi thức dậy.

Viem mui di ung thoi tiet co nguy hiem khong

Viêm mũi dị ứng thời tiết thường có triệu chứng chảy nước mũi, nước mắt, hắt hơi liên tục...

Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ

Không xuất hiện theo mùa hay thời tiết, mà là tình trạng hắt hơi kèm nghẹt mũi gia tăng và kéo dài khi gặp phải các yếu tố thuận lợi cho bệnh biểu hiện.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết

Triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết thưòng xuất hiện thành từng cơn với các triệu chứng điển hình, ngoài cơn có thể hoàn toàn bình thưòng nên cần hỏi kỹ để phát hiện các triệu chứng sau:

Ngứa mũi: thường là triệu chứng báo hiệu, ngứa cả hai bên hốc mũi, có khi lan vào xoang hàm, xuốhg họng và lên mắt; mức độ rõ rệt hay không tuỳ theo từng người.

Hắt hơi: thành từng tràng, liên tục 5 - 10 cái, không kiềm chế được, có khi hất hơi nhiều gây váng đầu.

Ngạt tắc mũi: thường không điển hình, có thể ngạt từng lúc, từng bên hay tắc mũi hoàn toàn cả hai bên.

Viem mui di ung thoi tiet co nguy hiem khong 2

Viêm mũi dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Căn bệnh này làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh

Chảy nước mũi: là triệu chứng quan trọng. Sau cơn ngứa mũi, hắt hơi sẽ chảy nước mũi. Thường là chảy nước mũi loãng, trong như nưóc lã, có khi thành giọt, chảy nưốc mũi thường tăng nhiều khi thay đổi thời tiết vào sáng sốm hoặc buổi tối.

Diễn tiến theo mùa: có triệu chứng ngứa, hắt hơi, chảy nưốc mũi, ngạt mũi từng cơn, xảy ra trong khoảng 7 ngày đến nửa tháng; thường có kèm theo chảy nước mắt, viêm ống lệ tỵ, viêm kết mạc, dị ứng đường hô hấp dưới gây các cơn khó thở, hen phê quản nhưng không gặp mẩn, ngứa ngoài da.

Thực tế, viêm mũi dị ứng thời tiết không nguy hiểm nhưng dễ gây khó chịu, mệt mỏi làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, vì vậy cần được điều trị sớm. Ngoài ra, nên đi khám bác sĩ để làm một số xét nghiệm chuyên ngành để xác định chính xác hơn.

Điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết

Các cách trị viêm mũi dị ứng thời tiết hiệu quả được áp dụng phổ biến hiện nay đó là:

Trị viêm mũi dị ứng thời tiết bằng bài thuốc dân gian

Gừng tươi

Rửa sạch, khi xuất hiện các triệu chứng khó chịu do viêm mũi dự ứng nên nhai 1 nhánh gừng. Chỉ sau vài phút, cơn hắt hơi sẽ dứt và cổ họng cảm thấy dễ chịu hơn.

Viem mui di ung thoi tiet co nguy hiem khong 4

Dùng gừng tươi giúp điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết hiệu quả

Dùng hoa sứ

Mang hoa sứ rửa sạch, đem cắt nhỏ và phơi khô. Khi sử dụng, dùng giấy cuốn lại như điếu thuốc lá và sử dụng để xông mũi. Cách làm này có thể giúp thông mũi, chữa nghẹt mũi và tiêu diệt các vi khuẩn ở hốc xoang.

Hoa ngũ sắc

Đem rửa sạch rồi giã vắt lấy nước. Dùng bông gòn sạch thấm nước đó, nhét vào bên lỗ mũi bị đau khoảng 15 phút rồi lấy ra. Phương pháp này có thể giảm chứng viêm mũi, sưng mũi hiệu quả.

Mật ong và tỏi

Dùng nước ép tỏi và mật ong trộn đều với nhau theo tỉ lệ 1:2 rồi đem nhỏ mũi mỗi ngày thực hiện 3 lần. Các triệu chứng của bệnh sẽ giảm rõ rệt.

Viem mui di ung thoi tiet co nguy hiem khong 5

Viêm mũi dị ứng thời tiết có thể dùng mật ong và tỏi để chữa trị

Trị viêm mũi dị ứng thời tiết bằng thuốc

Thuốc co mạch

Loại thuốc này có tác dụng làm co mạch, thông thoáng đường thở. Nên dùng dạng lọ xịt phun sương mù để thuốc có thể bay vào các ngóc ngách của mũi xoang, điều này giúp phát huy tối đa tác dụng của thuốc. Lưu ý, không nên dùng dạng thuốc nhỏ mũi vì nếu nhỏ không đúng cách, thuốc sẽ xuống họng ngay và không có tác dụng tại mũi.

Thuốc kháng histamin

Loại thuốc này làm giảm sự giãn mạch, giảm sự kích thích các nhánh thần kinh cảm giác ở mũi, có hiệu quả với hắt hơi chảy mũi nhưng không hết ngạt tắc mũi.

Viem mui di ung thoi tiet co nguy hiem khong 6

Thuốc histamin giúp điều trị tình trạng tắc ngạt mũi do viêm mũi dị ứng thời tiết gây ra

Steroide dạng phun sương mù

Thuốc dạng này có tác dụng rất tốt trong viêm mũi dị ứng, vì nó được phun trực tiếp vào niêm mạc mũi xoang ngay nơi xảy ra viêm dị ứng nên có thể làm giảm nhanh, giảm các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi, ngạt tắc mũi. Ngoài điều trị cấp, loại thuốc này còn được dùng thường xuyên dạng xịt để phòng ngừa.

Kháng sinh

Khi đợt cấp của viêm mũi dị ứng thường có hiện tượng bội nhiễm ở đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm tai, viêm phế quản, hen phế quản... lúc này dùng kháng sinh là cần thiết.

Cách phòng tránh viêm mũi dị ứng thời tiết

Ðể phòng tránh viêm mũi dị ứng, cần hạn chế tối đa tiếp xúc với các dị nguyên (khói, bụi, phấn hoa...). Ðeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội sạch sẽ (để loại hết bụi trên tóc, trên da) sau khi ra ngoài trời. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, vỏ gối, rèm cửa và phơi dưới ánh sáng mặt trời. Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải. Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà.

Viem mui di ung thoi tiet co nguy hiem khong 7

Đeo khẩu trang khi ra ngoài để phòng ngừa viêm mũi dị ứng thời tiết

Khi thay đổi thời tiết, cần giữ ấm đề phòng viêm đường hô hấp. Nên vệ sinh mũi bằng cách xịt rửa nước muối sinh lý, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Nếu không thực hiện được, người bệnh bất khả kháng sẽ phải tiếp xúc với dị nguyên cần dùng miễn dịch liệu pháp (còn gọi là giải mẫn cảm đặc hiệu): Sau khi thử, biết chính xác dị ứng với loại kháng nguyên nào, bệnh nhân sẽ được tiêm chất kháng nguyên gây bệnh với liều tăng dần, làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa.

comment Bình luận

largeer