Tìm hiểu nguyên nhân sữa mẹ bị hôi và cách khắc phục

Các bà mẹ khá lo lắng khi sữa của mình có mùi hôi bất thường. Để giải đáp thắc mắc này chúng ta cùng tìm hiểu trong bài đọc tìm hiểu nguyên nhân sữa mẹ bị hôi và cách khắc phục
30/08/2018 15:23

Sữa mẹ bị hôi là như thế nào?

Thông thường các bà mẹ có sữa màu trắng đục hoặc hơi ngả vàng. Chúng khá sánh, ngửi thôi cũng có cảm giác thơm ngậy và ngọt ngào, rất kích thích vị giác của trẻ. Sữa mẹ của người mới sinh con thì thường đặc hơn, những tháng sau đó sữa hơi loãng vì có thêm nhiều chất béo cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Việc sữa hôi là sữa trở nên loãng và có mùi khác thường, thậm chí cảm nhận được mùi tanh như cá hay mùi xà phòng, đó chính là nguyên nhân gây ra việc sữa mẹ bị hôi.

Việc sữa mẹ bị hôi xảy ra không ít trường hợp, vậy nên trước giờ chúng vẫn là chủ đề được nhiều bà mẹ bỉm sữa quan tâm.

nguyen-nhan-sua-me-bi-hôi

Tìm hiểu nguyên nhân sữa mẹ bị hôi và cách khắc phục.  Việc sữa hôi là sữa trở nên loãng và có mùi khác thường, thậm chí cảm nhận được mùi tanh 

Tìm hiểu nguyên nhân sữa mẹ bị hôi

Sữa mẹ bị hôi ở 2 trường hợp dó là sữa mẹ hôi ngay sau khi vắt ra và sữa mẹ hôi do bảo quản trong tủ lạnh, tủ đông.

Sữa mẹ bị hôi ngay sau khi vắt ra do các nguyên nhân sau đây:

Chế độ ăn uống của người mẹ: Người mẹ sau khi sinh thường được bồi bổ khá nhiều thực phẩm thế nhưng lại sử dụng nhiều thực phẩm có mùi tanh như cá hay dầu cá và những gia vị nặng mùi như tỏi, ớt, tiêu… sẽ khiến sữa mẹ đổi mùi và có mùi hôi.

Do việc sử dụng thuốc: Không tránh khỏi được việc người mẹ có một số bệnh lý sau khi sinh, họ phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Những thuốc kháng sinh hay thuốc bổ cũng có thể khiến sữa nhiễm mùi thuốc và có mùi hôi.

Do vệ sinh bầu ngực: Tưởng là chuyện bình thường. nhưng không phải mẹ bỉm sữa nào cũng nhớ, các mẹ cần vệ sinh bầu ngực, nhất là phần cho con ti sạch sẽ, nếu không chúng sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển tạo mùi hôi khói chịu.

Sữa mẹ bị hôi do bảo quản tủ lạnh,tủ đông

Do enzyme lipase: Đây là một loại enzyme có vai trò phá vỡ chất béo trong sữa để giúp trẻ có thể hấp thụ tốt hơn. Với việc bảo quản trong môi trường lạnh lượng enzyme lipase này tăng lên khiến cho sữa mẹ có mùi hôi khó chịu mà bạn thấy.

Do bảo quản không đúng cách:Chúng ta đều biết thực phẩm dành cho trẻ nhỏ lại càng phải cần cẩn trọng hơn. Việc sữa mẹ ở trong những bình, túi không đảm bảo khiến sữa bị nhiễm khuẩn cũng là một nguyên nhân. Các mẹ quên note ngày vắt sữa làm cho sữa quá hạn sử dụng khiến cho sữa đổi mùi.

khac-phuc-sua-me-bi-hoi

 Việc sữa hôi là sữa trở nên loãng và có mùi khác thường, thậm chí cảm nhận được mùi tanh . Sữa mẹ bị hôi do bảo quản chưa đúng cách

Cách khắc phục khi sữa mẹ hôi

Các em bé cũng ít khi để ý để mùi hôi của sữa vì các bé còn quá nhỏ. Nếu như mẹ yên tâm vì chất lượng sữa tốt, con vẫn tăng cần thì một chút mùi hôi cũng không nên nề hà gì. Nếu như các mẹ muốn an toàn và con được sử dụng những loại sữa thơm ngon vì có thể áp dụng những cách sau đây:

  • Có thể bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và kích thích tạo sữa đặc và thơm ngon khi trước lúc cho con bú sử dụng 1 ly sữa đặc có thể có pha đường và nước ấm.
  • Nên vệ sinh bầu ngực thường xuyên, hạn chế ăn uống các thực phẩm có mùi tanh và gia vị nồng như kể trên.
  • Bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ đó là nấu chín xôi và hành tính, bọc chúng bằng một miếng vải nhỏ rồi đắp lên bầu ngực. bạn nên làm cẩn thận nếu như không muốn bỏng nhé.
  • Với những sữa được trữ đông trong tủ lạnh, nên đun nóng đến tầm 70 độ C (chú ý thấ sữa bắt đầu nổi bọt li ti, không sôi hẳn). Sau khi để nguội bớt thì có thể cho bé bú để giảm mùi hôi.
  • Hãy chú ý cách vắt sữa và bảo quản sữa để sữa đảm bảo.

Sữa hôi có ảnh hưởng tới chất lượng sữa hay không thì phải xem do nguyên nhân nào. Sữa do bảo quản sai cách, hết hạn bạn cần chú ý loại bỏ, sữa hôi do thuốc kháng sinh cũng là một vấn đề lớn. Chúc các mẹ chăm sóc con cái tốt.

comment Bình luận

largeer