Bị đau dạ dày ăn lê được không?

Lê là trái cây giàu vitamin A và C, có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng. Bởi vậy, những người bị đau dạ dày ăn lê có tác dụng chữa lành vết thương, ngăn ngừa các ổ viêm loét phát triển mạnh. Song chỉ nên ăn lê khi đã no.
21/06/2018 23:36

1. Bị đau dạ dày ăn lê được không?

Lê là một trong những loại trái cây thơm, ngọt, thanh mát. Không những vậy lê còn giàu thành phần chống oxy hóa và có tác dụng chữa ho cực công hiệu. Lê còn được xác nhận là loại trái cây không chứa chất béo, cholesterol nên ăn lê có tác dụng giảm cân, ngăn ngừa ung thư, tăng huyết áp, tiểu đường.

Theo thông tin từ Viện dinh dưỡng quốc gia Mỹ, 1 quả lê (khoang 178gr) sẽ cung cấp cho cơ thể con người khoảng 101 calori năng lượng, 00 gram chất béo, 27 gram carbonhydrate (bao gồm 17gram đường và 06 gram chất xơ) và 01 gram chất đạm.

Về hàm lượng vitamin khoáng cất, trong 1 quả lê sẽ cung cấp 12% lượng vitamin C cần thiết hàng ngày, cũng như 10% vitamin K, 06% kali và một lượng nhỏ canxi, sắt, magiê, riboflavin, vitamin B-6 và folate.

Mặt khác, lê còn là loại trái cây giàu chất xơ, nó giúp người ăn no lâu. Đồng thời, lượng chất xơ này còn giúp ổn định huyết áp và lượng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên khi ăn lê nhiều người vẫn thắc mắc: bị đau dạ dày có được ăn lê không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, lê là trái cây bổ dưỡng nhưng không thực sự tốt cho người có chức năng dạ dày thấp, người mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính. Đối với những người không bị bệnh về dạ dày cũng chỉ nên ăn lê với một lượng vừa phải.

Empty

Bị đau dạ dày ăn lê được không? Người bị đau dạ dày chỉ nên ăn lê khi đã ăn no

Đối với người bị đau dạ dày các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng có thể ăn lê nhưng nên ăn lê vào lúc đã ăn no. Bởi khi ăn lê còn nhiều nhựa thì lượng nhựa này kết hợp với axit dạ dày tạo thành những cục nhỏ khó hòa tan khiến cho dạ dày khó tiêu hóa thức ăn, tắc ruột hoặc gây ra hiện tượng táo bón.

Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra, lê có khả năng ngăn ngừa viêm nhiễm, làm lành vết thương rất nhanh, chống viêm loét, giảm đau hiệu quả. Vì thế những người bị đau dạ dày ăn lê có tác dụng làm lành vết thương và thấm hút dịch tiết ra từ vết loét dạ dày.

Ngoài tác dụng tốt với dạ dày, lê còn là phương thuốc tốt giúp tăng cường hệ thống miễn dịch nhờ có chứa nhiều vitamin nhóm B như B2, B3, B6, C, K cùng các khoáng chất như folate, kali, magie, đồng và mangan..

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho dạ dày của người bệnh, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn lê đúng cách như sau:

- Không nên ăn lê khi đói vì lúc này chất axit trong nhựa quả sẽ kích thích dạ dày tiết dịch axit khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

- Khi ăn lê không nên bỏ vỏ lê vì hàm lượng đường và dinh dưỡng tập trung nhiều ở vỏ.

- Không nên ăn quá nhiều lê vì hàm lượng đường cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

2. Những loại rau củ người bệnh đau dạ dày nên ăn

Bên cạnh trái lê, những người bị đau dạ dày cũng nên nắm bắt được những loại rau, củ, quả có lợi cho dạ dày để giúp bệnh tình không phát triển nghiêm trọng và nhanh hồi phục hơn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh đau dạ dày nên ăn:

  • Chuối

Các nghiên cứu chỉ ra, ăn chuối lúc đói không hề tốt cho dạ dày. Ăn chuối tiêu xanh lúc đói gây cồn cào bụng, khó tiêu, nhất là với những người bị bệnh viêm dạ dày tá tràng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng chuối là loại trái cây ngon, bổ dưỡng vì chứa nhiều protein, chất xơ, kali, magie, natri, canxi, sắt, vitamin…  Người bị đau dạ dày có thể chuyển sang ăn các loại chuối khác như chuối già, chuối cau khi đã ăn no. Chuối chín có tác dụng bảo vệ dạ dày và trung hòa axit hiệu quả. Vì vậy, ăn chuối đúng cách giúp chống lại bệnh đau dạ dày.

  • Rau chân vịt

Đây là loại thực phẩm tuyệt vời dành cho con người. Rau chân vịt không chỉ giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể mà còn giúp chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả.

Empty

Bị đau dạ dày ăn lê được không? Rau chân vịt là thực phẩm tốt cho người bệnh đau dạ dày

Theo nghiên cứu, trong thành phần của rau chân vịt có chứa hàm lượng lớn scellulose. Sự hấp thụ đầy đủ của cellulose có thể thúc đẩy nhu động đường ruộng và cải thiện đại tiện. Nếu ăn rau chân vịt đều đặn sẽ giúp bảo vệ dạ dày hiệu quả.

  • Đu đủ chín

Đu đủ chín có tác dụng xoa dịu dạ dày tạo cảm giác dễ chịu. Ăn đu đủ chín thường xuyên sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu, táo bón.

Tuy nhiên, để mang đến hiệu quả tốt người đau dạ dày chỉ nên ăn đu đủ sau bữa ăn. Tuyệt đối không được ăn đu đu xanh, đu đủ chưa chín vì trong đó có nhiều chất có hại cho dạ dày.

  • Sữa chua

Những người bị đau dạ dày đừng quên đưa sữa chua vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Bởi sữa chua là thực phẩm có lợi cho dạ dày. Trong sữa chua có chứa hệ vi sinh vật có lợi cho việc tiêu hóa. Ăn sữa chua còn chống lại tình trạng đầy bụng, trung hòa axit trong dạ dày hiệu quả.

  • Khoai lang và khoai tây

Cả khoai lang và khoai tây đều chứa nhiều tinh bột cần thiết chocow thể. Khi đivào cơ thể, tinh bột trong khoai lang, khoai tây chuyển đổi thành glucose giúp bảo vệ dạ dày rất hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ nên ăn khoai lang, khoai tây khi đã ăn no.

comment Bình luận

largeer