Cách chống buồn ngủ ban đêm hiệu quả
Cách chống buồn ngủ ban đêm hiệu quả
Ngáp nhiều hơn
Hành động ngáp mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó không chỉ tăng cường oxy cung cấp cho cơ thể, giúp các mạch máu trên da mặt hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện tâm trạng, tái kích hoạt cơ thể, tăng cường sức khỏe tinh thần, duy trì cân bằng não bộ… Vì vậy, việc ngáp thường xuyên khi thức khuya sẽ giúp tỉnh ngủ hơn khi thức đêm.

Ngáp nhiều giúp cải thiện tâm trạng và giúp tỉnh ngủ hơn vào ban đêm
Ăn khuya đúng cách
Thông thường, nhiều người có thói quen ăn đêm để cải thiện triệu chứng buồn ngủ bằng thức ăn nhanh, đồ hộp… Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, đặc biệt là khi thường xuyên thức khuya. Nó không chỉ khiến sức khỏe giảm sút, mà về lâu dài còn dẫn đến nhiều bệnh tật như béo phì, tiểu đường, thậm chí là ung thư.
Khi phải thức khuya, tốt nhất nên ăn tối trước 8 giờ tối và vào bữa ăn khuya (từ khoảng 12 - 5 giờ sáng), nên ăn các món ăn nhẹ có nhiều chất xơ và protein, tránh các món ăn nhiều đường và chất béo. Ngoài ra, đặc biệt cần bổ sung thêm hoa quả để tăng cường vitamin và các khoáng chất cho cơ thể.
Uống nhiều nước
Nước đóng vai trò rất quan trọng với cơ thể. Ngoài chức năng giữ cân bằng điện giải, nước còn giúp các cơ quan hoạt động tỉnh táo để đem lại hiệu quả làm việc và học tập cao. Khi thức khuya thường xuyên, cơ thể sẽ bị mất nước một cách nhanh chóng, vì vậy có thể làm cho sức khỏe suy giảm. Để có thể giữ được tỉnh táo, đảm bảo cho sự hoạt động của các bộ phận, cần tăng cường cung cấp nước cho cơ thể. Điều này không chỉ làm giảm cảm giác mệt mỏi mà còn có tác dụng bảo vệ da khỏi bị mọc mụn do thức khuya.
Cần thời gian nghỉ ngơi, thư giãn
Thức khuya thường xuyên dễ khiến cho cơ thể rơi vào mệt mỏi do các hoạt động của cơ thể bị đảo lộn, đặc biệt là khi chưa thực sự làm quen với nhịp sinh học như vậy. Do đó, nên dành thêm thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, giúp cơ thể phục hồi. Khi cơ thể cảm thấy quá mệt mỏi, có thể ngủ một giấc ngủ ngắn. Điều này sẽ giúp bạn phục hồi sức lực và lấy lại tinh thần rất nhanh. Bên cạnh đó, có thể thực hiện một số động tác thể dục nhẹ nhàng hoặc đi bộ, đạp xe… để thư giãn và nâng cao hoạt động làm việc.
Điều chỉnh đồng hồ sinh học
Cơ thể của mỗi người đều tuân theo một cơ chế sinh học nhất định để lập trình cho các hoạt động. Thông thường, sẽ cảm thấy tỉnh táo vào ban ngày và buồn ngủ vào ban đêm. Vì vậy, khi phải thức khuya đột xuất, cơ thể sẽ trở nên kém tỉnh táo, dễ mệt mỏi, buồn ngủ vào ngày hôm sau. Điều này, bắt nguồn từ nguyên nhân do bị rối loạn nhịp sinh học, cơ thể chưa thích ứng với sự xáo trộn của giờ giấc.

Cách chống buồn ngủ ban đêm hiệu quả. Điều chỉnh đồng hồ sinh học để lập trình cho các hoạt động
Để khắc phục điều này, nên điều chỉnh đồng hồ sinh học bằng cách thay đổi giờ giấc đi ngủ và giờ thức dậy để cơ thể có thể thích nghi từ từ. Đặc biệt, nếu buồn ngủ về đêm, nên có giấc ngủ bù vào ban ngày, đảm bảo giấc ngủ đủ 7 - 8 giờ mỗi ngày để cơ thể tránh bị mệt mỏi, uể oải.
Giữ cho trí óc thư giãn
Thức đêm nhiều có thể khiến trí óc phải hoạt động nhiều hơn. Vì vậy, có thể thư giãn bằng cách xem các chương trình truyền hình hoặc phim ảnh, làm những việc mà mình thích để giải trí trong một thời gian. Sau đó, tiếp tục công vệc, điều này giúp tập trung và tạo sự thoải mái hơn.
Những tác hại không ngờ của việc thức đêm
Giấc ngủ nên bắt đầu khoảng 11 giờ đêm để giúp cơ thể hồi phục tốt nhất sau một ngày dài làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, do khối lượng công việc và học tâp khiến một số người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay chưa đánh giá đúng về tầm quan trọng của việc ngủ có khoa học nên chủ quan. Dưới đây là những tác hại không ngờ của việc thức đêm:
Giảm trí nhớ
Uể oải, mệt mỏi, khó tập trung vào công việc
Ù tai, chóng mặt, mờ mắt
Nóng nảy, nổi nóng không thể kiềm chế
Đau mỏi cơ, có thể thỉnh thoảng bị chuột rút
Với những vận động viên, việc thức khuya có thể làm giảm khả năng phục hồi và phát triển của cơ bắp
Trung khu thần kinh uể oải, vị giác bị trì trệ, dẫn đến ăn uống không ngon miệng
Da mặt nhợt nhạt, thiếu sinh khí, nhiều dầu, mặt nổi mụn, sần sùi, xuất hiện thâm quầng...
Thức khuya làm ảnh hưởng dến làn da, đặc biệt là da mặt. Thông thường, khoảng từ 10 - 11 giờ đêm da ở trong trạng thái phục hồi và dưỡng da

Việc thức đêm nhiều có thể làm ảnh hưởng đến việc phục hồi của làn da
Thường xuyên thức đêm có thể gây rối loạn hệ tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất cùng hệ thống thần kinh, dẫn đến da bị khô, giảm sức đàn hồi, sạm và kém mịn màng
Khô mắt, mỏi mắt, đặc biệt là trong điều kiện thiếu ánh sáng, có thể làm giảm thị lực
Thức đêm hay ngủ ít có thể dẫn đến nguy cơ tăng cân theo hướng tiêu cực, có thể gây thêm các tác dụng khác đó là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp...
Việc thức khuya trong thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người không thức khuya

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Thời tiết nồm ẩm - nguy cơ và cách phòng tránh bệnh cúm ở trẻ nhỏ
Thời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi và lây lan của virus, vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp như cúm. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tấn công nhất do hệ miễn dịch còn yếu.March 5 at 2:10 pm -
4 diễn giả uy tín quy tụ tại sự kiện Vivant Skin Reborn 2025
Ngày 18/2 vừa qua, Vivant Skincare đã tổ chức thành công sự kiện Vivant Skin Reborn 2025 với những bài báo cáo chất lượng từ 4 diễn giả đầu ngành, nổi bật là sự góp mặt của Mr. Richard Arregui - CEO Vivant Skincare Hoa Kỳ.March 5 at 7:43 am -
Chủ nhân giải thưởng chuyến đi Mỹ trị giá 150 triệu đồng của Vivant Skincare Việt Nam đã được hé lộ
Vivant Skincare Việt Nam vừa công bố chủ nhân may mắn của giải thưởng đặc biệt trong chương trình bốc thăm tri ân đối tác.March 4 at 4:01 pm -
Vivant Skincare Reborn - Sự kiện mở màn đầu năm có nhiều thứ “nhất” trong ngành dược mỹ phẩm
Á hậu Miss World Vietnam 2023 Huỳnh Minh Kiên, Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Hà, Á hậu Miss Vietnam 2018 Phương Nga, Hoa hậu Miss Vietnam Worldwide 2018 Bùi Lý Thiên Hương, diễn viên Bình An, The New Mentor Ngọc Ánh vừa có dịp hội ngộ tại Vivant Skin Reborn vào ngày 18/2/2025, được tổ chức bởi Vivant Skincare Vietnam.March 4 at 11:42 am