Chứng hoảng sợ khi ngủ ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Chứng hoảng sợ khi ngủ ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? Thông thường thời gian mỗi cơn hoảng sợ khi ngủ ở trẻ nhỏ kéo dài từ 5 – 20 phút. Chứng hoảng sợ lúc ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời.
30/03/2018 11:02

Chứng hoảng sợ khi ngủ có phải bệnh lý không?

Theo nghiên cứu, chứng hoảng sợ khi ngủ ở trẻ nhỏ là một dạng rối loạn giấc ngủ được đặc trưng bởi những giai đoạn âu lo quá độ kèm theo sự sợ hãi quá mức bình thường. Trẻ em bị chứng hoảng sợ khi ngủ thường thể hiện ra ngoài bằng hành động la hét, đập giường, thở nhanh hổn hển, mạch nhanh và tháo mồ hôi.

Thông thường, chúng hoảng sợ khi ở xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 4 – 12 tuổi. Song cũng có thể gặp ở những trẻ nhỏ tuổi hơn hoặc gặp ở người trưởng thành. Tuy nhiên, chúng hoảng sợ khi ngủ ở trẻ nhỏ có ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý, thần kinh của trẻ.

Chứng hoảng sợ khi ngủ thường xuất hiện vào đầu giấc ngủ của trẻ nhỏ. Cụ thể, trẻ đang ngủ đột ngột giật mình tỉnh giấc, ngồi datayj, mắt mở to, la hét. Kèm theo đó là hiện tượng đổ mồ hôi hột và hoảng sợ cực độ. Thông thường, thời gian hoảng loạn có thể kéo dài từ 5 – 20 phút.

Chung hoang so khi ngu o tre nho co nguy hiem khong (2)

Chứng hoảng sợ khi ngủ ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? Chứng hoảng sợ khi ngủ ở trẻ là một dạng rối loạn giấc ngủ

Trên thực tế, trong thời gian này, trẻ vẫn đang ngủ mặc dù mắt mở lớn nhưng sẽ không nhìn thấy gì. Có đến 1/3 trẻ mắc chứng hoảng sợ khi ngủ có biểu hiện mộng du. Qua cơn hoảng sợ trẻ lại tiếp tục ngủ đến sáng và không nhớ gì cả.

Chứng hoảng sợ khi ngủ ở trẻ nhỏ cũng như một số rối loại giác ngủ khác thường có yếu tố bệnh lý. Theo các nghiên cứu, bệnh lý này có sự liên quan chặt chẽ giữa nguyên nhân di truyền từ mẹ mẹ sang con cái. Bên cạnh đó, nó cũng có thể xuất hiện trong các giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ.

Sau nhiều nghiên cứu cụ thể, các chuyên gia đưa ra một số nguyên nhân cơ bản có thể khiến trẻ bị hoảng sợ khi ngủ:

- Trẻ hoảng sợ khi ngủ có thể do hệ thần kinh trung ương chưa phát triển tốt, các hoạt động tâm thần chưa ổn định.

- Hoảng sợ khi ngủ có thể do trẻ thường xuyên nghe hoặc xem những cảnh tượng ghê rợn vào ban ngày nên đêm ngủ dễ bị hoảng sợ.

- Ở một số trẻ, hoảng sợ khi ngủ còn xuất hiện do trong ruột có giun, gây kích thích ruột vào ban đêm. Điều này dẫn đến tình trạng đau bụng, kích thích hệ thần kinh làm trẻ giật mình, hoảng hốt vào ban đêm.

- Ngạt mũi cũng có thể xuất hiện do trẻ bị ngạt mũi. Vì bị ngạt mũi nên trẻ thường khó thở, cơ thể thiếu oxy không cung cấp đủ cho não khiến hệ thần kinh bị rối loạn, thúc đẩy sự hoảng sợ, lo lắng khi ngủ.

Chứng hoảng sợ khi ngủ ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Chứng hoảng sợ khi ngủ sẽ trở nên nguy hiểm với sức khỏe của trẻ nhỏ khi không được cha mẹ phát hiện và điều trị kịp thời. Theo các bác sĩ, chứng hoảng sợ khi ngủ có thể gây ra nhiều tác hại như:

- Trẻ rơi vào tình trạng căng thẳng thần kinh, cơ thể bị suy nhược, gầy mòn, thiếu tỉnh táo, thiếu minh mẫn.

- Chỉ số IQ của trẻ cũng có thể giảm mạnh nếu thường xuyên bị hoảng sợ khi ngủ. Thậm chí trẻ còn có thể mắc các bệnh lý về não bộ.

- Hoảng sợ khi ngủ còn gây rối loại tiết hormone, kéo theo chán ăn, ăn không ngon miệng, người gầy yếu, hay lo âu, tự kỷ. Ở một số trẻ xuất hiện tình trạng béo phì, tiểu đường ở trẻ.

- Cơ thể mất đi trạng thái cân bằng, thần kinh căng thẳng gây rối loạn, suy giảm hệ miễn dịch, ốm yếu và dễ mắc bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.

Theo thạc sĩ Thành Ngọc Minh, trưởng khoa Tâm bệnh, bệnh viện Nhi trung ương: rối loạn giấc ngủ với biểu hiện hoảng sợ khi ngủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ. Vậy nên, để đảm bảo trẻ phát triển ổn định cả về thể chất lẫn trí tuệ người lớn cần thay đổi hành vi chăm sóc trẻ.

Empty

Chứng hoảng sợ khi ngủ ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? Vỗ về là một cách giúp bé không còn hoảng sợ khi bị rối loạn giấc ngủ

Nếu trẻ thường xuyên bị hoảng sợ khi ngủ, cha mẹ cần đưa con đến khám bác sĩ để bác sĩ chẩn đoán bệnh lý và có phương án can thiệp kịp thời. Bên cạnh đó, ngay tại nhà cha mẹ cũng cần đưa ra những giải pháp ưu việt nhất để giúp trẻ có giấc ngủ ngon và phòng ngừa các tai nạn có thể xảy ra ở trẻ trong lúc ngủ hoặc trước lúc ngủ.

Khi cho trẻ ngủ, cha mẹ cần có các biện pháp bảo vệ giấc ngủ của trẻ như sau:

- Tạo không khí yên tĩnh, êm đềm cho trẻ như mở tivi nhỏ, không để đèn quá sáng, cũng không để đèn quá tối. Không đùa nghịch trẻ trước khi ngủ…

- Bổ sung vitamin, dưỡng chất trong các bữa ăn hàng ngày cho trẻ nhưng không nên ép trẻ ăn quá nhiều, ăn quá no.

- Tạo không gian phòng ngủ thoáng mát, trong lành, giường đệm sạch sẽ.

- Xây dựng cho trẻ nếp ngủ đúng giờ. Không cho trẻ ngủ giường quá cao, không để vật sắc nhọn ở đầu giường, không đóng quá kín cửa.

- Mẹ nên hát ru cho trẻ trước khi ngủ, vỗ về trẻ để tạo cảm giác an toàn.

- Khi phát hiện trẻ bị hoảng sợ khi ngủ cần dỗ dành, vuốt ve, ru cho trẻ quay trở lại giấc ngủ.

- Theo dõi tình trạng hoảng sợ khi ngủ của trẻ để tìm sự tư vấn của bác sĩ nhằm phòng tránh tối đa tình trạng sang chấn tâm lý, trầm cảm ở trẻ nhỏ.

comment Bình luận

largeer