Có bầu ăn gạo lứt được không

Có bầu ăn gạo lứt được không? Gạo lứt được xem là thực phẩm tốt đối với phụ nữ mang thai. Bà bầu ăn gạo lứt có tác dụng chống táo bón, khó tiêu, giảm cholesterol xấu trong máu, kiểm soát lượng đường…
27/03/2018 09:37

Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt

Gạo lứt hay gạo rằn, gạo lật là loại gạo xay sơ, xát chưa được bỏ lớp cám gạo. Đây được xem là loại gạo giàu dinh dưỡng bởi có chứa nhiều nguyên tố vi lượng và sinh tố.

Theo đông y, gạo lứt rất bổ. Ăn gạo lứt hàng ngày có tác dụng thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền. Gạo lứt có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh lý về đường ruột. Các thầy thuốc đông y sử dụng gạo lứt để phòng ngừa và trừ bệnh thổ tả, kiết lỵ, cầm mồ hôi.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, gạo lứt được ưa chuộng là bởi chứa nhiều tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ cùng nhiều vitammin như B1, B2, B3, B6, các axit như paraaminobenzoic (PABA), pantothenic (vitamin B5), folic (vitamin M), phytic; các nguyên tố vi lượng như canxi, selen, glutathion (GSH), sắt, magiê, kali và natri.

Một số công trình nghiên cứu về gạo lứt còn chỉ ra: trong quá trình xay, giã, 80% vitamin B1, 77% vitamin B3, 90% vitamin B6, một nửa lượng magan và hầu hết các chất xơ bị mất đi. Thêm nữa, trong 1 lon gạo lứt khi được nấu thành cơm có chứa 84mg magie. Lớp cám của gạo lứt cũng chứa một lượng dầu đặc biệt có tác dụng tốt trong hỗ trợ và điều trị bệnh.

Khi so sánh thành phần dinh dưỡng của gạo lứt và gạo trắng thì nhận thấy: 100g gạo trắng có chứa 0,6g chất xơ trong khi đó 100g gạo lứt có chứa đến 3,5g chất xơ. Theo nghiên cứu của Viện Linus Pauling, chất xơ là quan trọng đối với việc phòng chống táo bón và kiểm soát lượng đường ở những bệnh nhân tiểu đường.

Empty

Có bầu ăn gạo lứt được không? Hàm lượng chất xơ và magie của gạo lứt cao hơn gạo trắng rất nhiều

Một nghiên cứu khác còn chỉ ra, trong 100g gạo trắng chỉ chứa 24mg magie nhưng trong 100g gạo lứt lại chứa đến 143mg magie. Hàm lượng magie cao gấp nhiều lần như vậy có tác dụng tốt đối với sức khỏe xương và giúp lấy lại năng lượng từ thức ăn.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội thực phẩm và dinh dưỡng USDA Hoa Kỳ, magie được xem là một khoáng chất quan trọng trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Nhu cầu hàng ngày đối với magie cho người lớn là 420mg, với nam giới và nữa giới trên 30 tuổi là khoảng 320mg/ngày.

Ngoài giá trị dinh dưỡng, gạo lứt còn có tác dụng chữa bệnh. Theo nghiên cứu, ăn gạo lứt có tác dụng phòng chống xơ vữa động mạch, ung thư vú, thậm chí làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra một nhược điểm của gạo lứt: tuy nhiều khoáng chất, vitamin nhưng lại yếu về đạm và chất béo. Thiếu 2 chất này cơ thể không thể tự tổng hợp được kháng thể và nội tiết tốt. Vậy nên, những người bị rối loạn kinh nguyệt, dị ứng, thiếu máu, suy nhược trầm trọng thì không nên lạm dụng ăn quá nhiều gạo lứt.

Có bầu ăn gạo lứt được không?

Theo các nhà dinh dưỡng, sử dụng gạo nếp trong chế độ ăn uống hàng ngày của phụ nữ mang thai sẽ giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh tật. Đồng thời bà bầu ăn gạo lứt còn có tác dụng đối với sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Các nghiên cứu chỉ ra, trong gạo nếp có chứa rất nhiều chất xơ, đây là thành phần vô cùng quan tỏng đối với sức khỏe bà bầu. Hàm lượng chất xơ cao giúp chống táo bón, khó tiêu, giúp hoạt động tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn.

Mặt khác, hàm lượng chất xơ này còn có khả năng phòng chống cholesterol xấu trong máu chống lại tình trạng đột quỵ, xơ vữa động mạch, kiểm soát lượng đường trong máu chống lại tình trạng mắc bệnh tiểu đường ở thời kỳ mang thai.

Empty

Có bầu ăn gạo lứt được không? Nước gạo lứt rang có tác dụng chống nôn ói, mệt mỏi cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Trong gạo lứt chứa nhiều selen – đây là chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, bao gồm cả việc tăng cường hệ thống miễn dịch, đẩy lùi các bệnh lý giao mùa cho bà bầu. Ngoài ra, selen còn hỗ trợ hoạt động ngăn chặn sự xâm lấn của gốc tự do gây bệnh ung thư.

Hàm lượng magen dồi dào trong gạo lứt có tác dụng tuyệt vời đối với sự phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi. Chất này cũng có tác dụng chố oxy hóa, có lợi cho cơ thể bà bầu.

Hàm lượng cholesterol trong máu tăng nhanh ở thời kỳ mang thai có thể gây nhiều bệnh lý nguy hiểm cho cả bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, gạo lứt được chứng minh có chứa hàm lượng cholesterol xấu cực ít giúp hạn chế tối đa sự xâm lấn của thành phần trong cơ thể bà bầu và thai nhi.

Ngoài ra, những bà mệt mỏi, áp lực cũng có thể uống nước gạo lứt rang với gừng để giúp tăng cường sức khỏe, phòng chống tình trạng nôn ói hiệu quả. Nhưng sản phụ sau sinh có thể ăn gạo lứt gọi sữa về.

Tuy nhiên, gạo lứt ít chất đạm và chất béo nên những bà bầu có hiện tượng thiếu sắt trầm trọng thì không nên lạm dụng ăn gạo lứt quá nhiều. Bởi việc này có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.

comment Bình luận

largeer