Có bầu ăn quả sấu được không
Giá trị dinh dưỡng từ quả sấu
Quả sấu là loại quả của cây sấu, được trồng nhiều tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Quả sấu được sử dụng nhiều trong ẩm thực và y học cổ truyền. Trong cuộc sống thường ngày, quả sấu xanh thường được dùng để nấu canh chua, ngâm nước uống, làm ô mai. Việt Nam có rất nhiều các chế phẩm từ quả sấu xanh.
Quả sấu thường được thu hoạch tử tháng 6 – 9 hàng năm. Do mỗi năm sấu chỉ có 1 vụ nên thường được người dân mua về làm sạch vỏ bỏ tủ đá dùng dần hoặc cạo vỏ ngâm lấy nước uống.
Theo đông y, quả sấu lúc xanh có vị chua chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát. Ăn quả sấu giúp tiêu đờm, được sử dụng để điều trị bệnh nhiệt miệng, khô rát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng hoặc ngứa….
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong quả sấu có chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Cụ thể, trong quả sấu có chứa: 80% nước, 1% acid hữu cơ, 1,3% protid, 8,2% glucid, 2,7% cellulose, 0,8% tro, 100mg% calcium, 44mg% phosphor, với sắt và 3mg% vitamin C. Ngoài ra, còn có chứa a-xít hữu cơ, protid, glucid, cellulose.
Quả sấu được ngâm với đường được xem là một loại nước uống bổ dưỡng trong mùa hè. Nước sấu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Sấu xanh còn được sử dụng để luộc rau muống lấy nước ăn. Nước sấu luộc rau muống có vị chua, tính mát, rất phù hợp với những ngày hè nóng bức.

Có bầu ăn quả sấu được không? Quả sấu xanh nấu canh hoặc làm ngâm nước uống giúp thanh nhiệt cơ thể trong những ngày hè hiệu quả
Các thầy thuốc đông y chỉ ra, sấu được xem là vị thuốc tuyệt vời giúp chữa nhiệt miệng, trị mụn, giải rượu, trị phong độc nổi khắp mình mẩy, mụn nước, sưng lở, ngứa và đau…
Với những người béo phì, người thừa cân sấu được xem là giải pháp giảm cân hiệu quả vì trong quả sấu có tính axit cao. Khi người béo ăn sấu, tính axit này sẽ tác động đến hệ tiêu hóa giúp hấp thụ canxi tốt hơn, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ việc giảm cân hiệu quả hơn.
Hơn nữa, hàm lượng canxi cao trong quả sấu cũng giúp đốt cháy mỡ thừa một cách hiệu quả. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người đang giảm cân nên bổ sung các món ăn từ sấu vào thực đơn của mình.
Mặc dù có tác dụng tốt với sức khỏe song các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo những người mắc bệnh về đường tiêu hóa, người bị viêm loét dạ dày tá tràng thể đa toan thì nên tránh dùng quả sấu và các chế phẩm từ quả sấu.
Tuyệt đối không nên ăn quả sấu xanh hoặc các chế phẩm từ sấu trong thời điểm bụng đói, bởi hàm lượng axit cao trong sấu có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa. Ngoài ra, trẻ nhỏ dưới 12 tuổi cũng nên hạn chế ăn sấu xanh để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, vì thời điểm này hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện.
Mặt khác, với những người mắc bệnh tiểu đường thì không nên uống nước sấu ngâm hoặc ăn các đồ chế biến từ sấu có nhiều đường. Bởi sấu nhiều đường làm tăng lượng đường trong máu, tụy phải hoạt động nhiều để giải phóng insulin điều chỉnh đường huyết từ đó là suy giảm chức năng tụy, tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch và huyết áp.
Có bầu ăn quả sấu được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mang bầu là thời gian quan trọng cần cân nhắc kỹ lưỡng nguồn dinh dưỡng cung cấp mỗi ngày cho cơ thể, nhất là vào những ngày hè. Quả sấu là một loại thực phẩm cần được sử dụng đúng cách để mang đến hiệu quả tốt nhất.
Cũng theo chuyên gia dinh dưỡng, trong thời kỳ dưỡng thai bà bầu có thể ăn quả sấu xanh hoặc các chế phẩm từ sâu. Tuy nhiên, cũng phải tùy vào sức khỏe, tình trạng bệnh lý để có cách ăn phù hợp nhất.
Các nghiên cứu, bà bầu ăn sấu có tác dụng trị nhiệt miệng, giải khát. Bà bầu dùng quả sấu còn giúp chữa trị phong độc nổi khắp mình mẩy, mụn có, sưng lở, ngứa hoặc đau… Ngoài ra, lá sấu nấu nước rửa mụn còn có tác dụng chống hoại tử. Vỏ thân cây sấu sủ dụng làm thuốc trị bảo và tử cung xuất huyết.
Đối với phụ nữ có thai, ăn sấu có tác dụng chữa nghén. MÓn sấu nấu canh với cá diếc hay thịt vịt giúp trị nôn nghén cực hiệu quả.

Có bầu ăn quả sấu được không? Canh vịt om sấu rất tốt cho sức khỏe bà bầu
Món sấu hấp chín cùng đường rồi làm nước giải khát trong ngày còn có tác dụng tăng cường tiêu hóa, chống lại tình trạng táo bón ở bà bầu.
Bên cạnh đó, bà bầu cũng có thể lấy sấu để làm thuốc trị nhiệt miệng, háo khát, ngứa cổ, đau họng bằng cách: lấy khoảng 4 – 6g cùi quả sấu khô đem sắc với 2 bát nước còn nửa bát để lấy uống sau bữa sáng. Dùng liên tục trong tuần. Nếu dùng cách này thì bà bầu không cần phải uống các loại thuốc tân dược trị ngứa cổ, đau họng dành cho bà bầu.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị những bà bầu có bệnh lý liên quan đến dạ dày thì nên hạn chế ăn quả sấu. Bởi trong quả sấu xanh hay quả sấu chín đều chứa nhiều axit có thể phá hủy dạ dày bất kỳ lúc nào.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm