Có kinh nguyệt ăn hạt vừng được không?

Hạt vừng được sử dụng nhiều trong các món ăn với hàm lượng lớn các khoáng chất tự nhiên và các hợp chất hữu cơ như canxi, sắt, magie, photpho... có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt chị em phụ nữ trong ngày đèn đỏ nên bổ sung loại hạt này.
15/04/2018 13:49

Giá trị dinh dưỡng của hạt vừng

Hạt vừng hay còn gọi là mè có lợi cho sức khoẻ. Trong hạt vừng có chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào, ngoài các vitamin ra còn chứa lượng lớn các khoáng chất tự nhiên cùng các hợp chất hữu cơ bao gồm canxi, sắt, magiê, phốt pho, mangan, đồng, kẽm, chất xơ, thiamin, vitamin B6, axit folic, protein và tryptophan. Do vậy mà những lợi ích mà hạt vừng mang lại cho sức khỏe rất lớn.

Co kinh nguyet an hat vung duoc khong 5

Hạt vừng chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khoẻ

Vừng có tên khoa học là Sesamum indicum L., thuộc họ Vừng (Pelaliaceae). Trong Đông y, hạt mè có vị ngọt, tính bình, không độc có tác dụng kiện tỳ vị (bổ dưỡng và hoàn chỉnh chức năng tiêu hóa), tư âm nhuận phổi (bổ máu dưỡng phổi), bổ can thận. Hạt mè chứa các thành phần dinh dưỡng gồm protid, lipid, glucid, xơ, vitamin B1, B2, PP, E, các chất khoáng như: Ca, P, K, Na, Mg, Fe, Zn, Se, Cu, Mn…

Co kinh nguyet an hat vung duoc khong 3

Hạt vừng hay còn gọi là mè được dùng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon

Hạt vừng là nguồn cung cấp chất đồng tốt và canxi. Trong 1/4 cốc hạt vừng cung cấp khoảng 74% giá trị dinh dưỡng trong ngày của đồng và 31,6% giá trị dinh dưỡng của magie; 35,1% giá trị dinh dưỡng trong ngày của canxi.

Có kinh nguyệt ăn hạt vừng được không?

Đến ngày đèn đỏ, chị em thường cảm thấy mệt mỏi do mất đi một lượng máu khá cao. Ngoài ra, còn kèm theo các triệu chứng đau bụng kinh, đau đầu, mỏi lưng... làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Chính vì vậy, chị em cần được bổ sung chế độ dinh dưỡng dồi dào tốt cho sức khoẻ giúp nhanh chóng phục hồi. Hạt vừng là loại thực phẩm tốt cho những ngày đèn đỏ, điều chỉnh lượng máu hiệu quả. Những ngày đầu, lượng máu kinh ra nhiều làm ảnh hưởng đến cuộc sống hoặc rong kinh kéo dài sẽ được giải quyết.

Co kinh nguyet an hat vung duoc khong

Có kinh nguyệt ăn hạt vừng được không? Các chuyên gia cho biết, ăn vừng giúp điều chỉnh lượng máu kinh trong ngày đèn đỏ

Vừng có tác dụng giữ cho lưu lượng kinh nguyệt ở mức hợp lý, giảm các tai nạn và những cơn đau bụng kinh do co thắt cơ trơn dạ dày và tử cung trong ngày đèn đỏ.

Theo các chuyên gia, có kinh nguyệt ăn hạt vừng sẽ giúp cân bằng các hoocmone và điều hoà chu kỳ kinh nguyệt được tốt nhất.

Bên cạnh việc ăn vừng rang, có thể rắc chúng lên một số món ăn dùng bữa hàng ngày để tăng thêm hương vị.

Một số lợi ích của hạt vừng đối với sức khoẻ

Giúp xương chắc khỏe 

Dùng hạt vừng thường xuyên trong thực đơn sẽ đem lại lợi ích cho hệ xương. Do trong 1/4 cốc hạt vừng là nguồn cấp 35.1% nhu cầu canxi; 74% nhu cầu đồng một ngày.

Đồng đóng vai trò quan trọng trong hệ enzym chống viêm và chống oxy hóa nên giúp giảm một số cơn đau và sưng tấy của viêm khớp mạn tính. Ngoài ra, đồng cũng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của lysyl oxydase-một enzyme cần thiết cho việc tạo ra các liên kết chéo giữa collagen và elastin (chất nền tạo nên cấu trúc, sức bền và độ đàn hồi của mạch máu, xương và khớp).

Co kinh nguyet an hat vung duoc khong 4

Hạt vừng có tác dụng tốt cho xương, giúp hệ xương luôn chắc khoẻ

Ngoài ra, kẽm trong hạt vừng còn góp phần tăng tỷ trọng chất khoáng trong xương, đẩy lùi bệnh loãng xương, gãy xương. Vì vậy, những người lớn tuổi, đặc biệt phụ nữ sau mãn kinh nên bổ sung vừng trong những bữa ăn hàng ngày.

Làm giảm cholesterol

Thành phần hạt vừng chứa 2 dưỡng chất là sesamin và sesamolin. Cả hai chất này đều thuộc về một nhóm chất xơ đặc biệt gọi là lignan và có tác dụng giảm cholesterol trong máu, chống cao huyết áp và tăng nguồn cung cấp vitamin E. Dầu vừng đen cũng có tác dụng hạ thấp cholesterol trong máu vì chứa nhiều axit béo không bão hòa.

Các chuyên gia còn tìm thấy phytosterol, là hợp chất thường có trong các loại thực vật, có cấu trúc hóa học gần giống cholesterol, nếu bổ sung lượng vừa đủ trong khẩu phần ăn, nó có thể giảm mức cholesterol trong máu, làm tăng các phản ứng miễn dịch, chống lão hóa và giảm nguy cơ ung thư.

Tốt cho não, dưỡng sinh

Vừng có chứa nhiều vitamin PP, B1, protein (20,1%), lipid (46,4%) và glucid (17,6%) là các chất giúp tăng cường trí lực và nhiều acid béo không bão hòa có thể phòng bệnh xơ cứng động mạch, giúp các mạch máu đến não lưu thông.

Ngoài ra, điều này còn có lợi cho sự phát triển của hệ thần kinh ngăn ngừa hiện tượng cao huyết áp, co thắt mạch máu của dây thần kinh não, tránh đau nửa đầu, giảm đau tim và đột quỵ.

Co kinh nguyet an hat vung duoc khong2

Vừng có chứa nhiều khoáng chất và vitamin có lợi cho não bộ

Đặc biệt hạt vừng rất có lợi cho phụ nữ tuổi mãn kinh trong việc điều hòa giấc ngủ ban đêm. Có thể kết hợp vừng với thức ăn khác vì protein của vừng nghèo lysin nhưng lượng methionin tương đối cao, do đó nên kết hợp vừng với đậu tương hay ngô trong khẩu phần ăn để bổ sung đầy đủ khẩu phần dinh dưỡng cho cơ thể.

Các tác dụng khác của hạt vừng

Trị táo bón: Hàm lượng chất dầu trong vừng có tác dụng nhuận tràng dễ đại tiện nên rất phù hợp với những người đại tiện táo hoặc khô do âm tân khí huyết hư tổn.

Tăng tiết sữa: Vừng vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ gan thận, bổ dưỡng tinh huyết, nên tốt cho sản phụ bị tinh huyết hư tổn, giúp kích thích tuyến sữa.

Chống lão hóa: Trong vừng rất giàu chất chống oxy hóa và axit folic, nicotinic hữu ích, vitamin E… những chất này sẽ giúp cơ thể chuyển hóa tốt nhất và cân bằng hormone ngăn ngừa các gốc tự do không có lợi.

Chú ý: Tỳ yếu hay bị tiêu chảy thì không nên ăn nhiều vừng vì vừng sẽ kích thích bệnh nặng hơn.

comment Bình luận

largeer