Đau dạ dày có được uống sữa đậu nành không

Đau dạ dày có được uống sữa đậu nành không? Sữa đậu nành là thức uống chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, các bác sĩ khuyến các người đau dạ dày không nên uống sữa đậu nành.
28/12/2017 07:40

Tại sao đau dạ dày không được uống sữa đậu nành?

Đau dạ dày chính là tình trạng niêm mạc dạ dày vị tổn thương với những biểu hiện rõ ràng nhưng đau quặn vùng thượng vị, đau thắt bụng, ợ chua, khó chịu, mệt mỏi…

Nguyên nhân gây đau dạ dày cũng đa dạng như các triệu chứng của nó. Một trong những nguyên nhân chính gây đau dạ dày là do vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori).

Vi người bệnh bị vi khuẩn HP xâm nhập thường ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ biến chứng gây chảy máu dạ dày, viêm loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi bị đau dạ dày do bất kỳ một nguyên nhân nào thì chế độ ăn uống chính là yếu tố tiên quyết quyết định bệnh biến chứng nguy hiểm hoặc giảm nhanh. Thức ăn, đồ uống hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày.

Empty

Đau dạ dày có được uống sữa đậu nành không, sữa đậu nành không tốt cho người bị đau dạ dày

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bên cạnh việc từ bỏ ăn đồ cay nóng, uống rượu bia thì người bệnh cũng không được uống sữa đậu nành. Mặc dù đây là loại đồ uống có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Bởi lẽ, khi sữa đậu nành được vận chuyển vào trong dạ dày, nó sẽ kích thích sự tăng tiết dịch vị axit trong dạ dày, từ đó khiến dịch aixt bị dưa thừa gây ra chứng đầy hơi, ợ hơi… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiế cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn, có thể gây viêm loét, chảy máu dạ dày.

Tuy nhiên, nếu trong trường hợp người bệnh mới chớm bị đau dạ dày thì vẫn có thể uống sữa đậu nành. Song các bác sĩ khuyên người bệnh nên uống ở mức độ vừa phải, uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Theo đó, người bệnh nên chia nhỏ lượng sữa đậu nành ra uống thành nhiều bữa trong ngày.

Với người lớn, một ngày không được uống quá 500ml sữa đậu nành. Bởi khi uống quá nhiều sữa đậu nành sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả hệ tiêu hóa.

Một số lưu ý khác khi uống sữa đậu nành

Như đã chia sẻ, sữa đậu nành là nguồn dinh dưỡng vô cùng tốt giúp cung cấp năng lượng và bảo vệ cơ thể trước một số tác nhân, vi khuẩn. Việc uống sữa đậu nành thường xuyên là cân thiết.

Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên uống khoảng 2 cốc sữa đậu lành nguyên chất mỗi ngày (tương đương 400 – 600ml). Uống sữa đậu nành giúp bổ sung chất xơ, protein, giúp điều chỉnh, ngăn chặn tích tụ chất béo ở vùng bụng.

Uống sữa đậu nành còn tốt cho hệ tim mạch, giúp săn chắc cơ bắp, hạ huyết áp, giảm lượng cholesterol xấu trong máu… Tuy nhiên, khi uống sữa đậu nành chúng ta cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

Tuyệt đối không được uống sữa đậu nành khi đói: bởi lúc đói hầu hết các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và sẽ được tiêu thụ trong cơ thể, có thể không phát huy tác dụng.

Empty

Đau dạ dày có được uống sữa đậu nành không, người bị sỏi thận cũng không được uống sữa đậu nành

Người bị sỏi thận không nên uống sữa đậu nành: lý do là bởi khi uống sữa đậu nành vào, canxi trong thận sẽ dễ kết hợp với oxalat trong đậu nành tạo thành sỏi thận.

Người bị bệnh gút không được uống sữa đậu nành: bởi gút là bệnh rối loạn chuyển hóa purine gây ra trong  khi hàm lượng Purine có trong sữa đậu nành tương đối cao.

Không được uống sữa đậu nành quá nhiều trong cùng 1 thời điểm: theo nghiên cứu, người trưởng thành không được uống quá 500ml sữa đậu nành 1 lúc. Nếu uống quá nhiều có thể gây đau bụng. ảnh hưởng đến hệ tiê hóa.

Không được đựng sữa đậu nành trong bình giữa nhiệt: đây sẽ là thời điểm và cơ hội giúp vi khuẩn trong sữa phát triển mạnh mẽ; chỉ sau khoảng 3 giờ là sữa đậu nành biến chất và không thể sử dụng được nữa.

Không đánh trứng với sữa đậu nành: bởi lẽ khi lòng trắng trứng kết hợp cùng men trypsin trong sữa đậu nành tạo thành hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu. Hơn nữa nó còn làm mất đi những chất dinh dưỡng của trứng và sữa đậu nành.

Đau dạ dày có được uống sữa đậu nành không, cách làm sữa đậu nành nguyên chất tại nhà

comment Bình luận

largeer