Dâu tằm có tác dụng gì?
Giá trị dinh dưỡng của dâu tằm
Cây dâu tằm còn có tên khoa học là cây mạy môn, cây tầm tang, tên tiếng Anh là Morus alba L. Morus acidosa. Toàn bộ cây đều được dùng làm vị thuốc quý với nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ.
Dâu tằm thường chín rộ vào tháng 4 hàng năm và chỉ xuất hiện khoảng 3 - 4 tuần là hết vụ. Dâu có chứa nhiều sắt, canxi, vitamin A, C, E và K, folate, thiamin, Pyridoxine, Niacin và chất xơ.

Dâu tằm có tác dụng gì? Dâu tằm có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ
Theo Đông y, dâu tằm có thể chế biến thành nhiều món ăn bài thuốc mang lại lợi ích cho sức khỏe. Công dụng nổi bật nhất của quả dâu tằm là chữa mất ngủ, chống bạc tóc, chữa ho, tốt cho khớp xương, thông huyết khí, giúp da dẻ hồng hào…
Viện Dược liệu Bộ Y tế đã chỉ ra, trong quả dâu tằm có chứa khoảng 84,7% nước; 9,19% đường (glucoza, fructoza); 80% axit (axit malic, axit sucinic); 0,36% protid...
Theo các chuyên gia cho biết, dâu tằm có lợi cho sức khoẻ nhưng không phải ai ăn nhiều cũng tốt. Do trong dâu tằm có tính hàn nên những người bị hạ đường huyết, lạnh bụng, bụng âm ỉ, tiêu chảy, viêm loét dạ dày... tuyệt đối không nên ăn.

Dâu tằm có tác dụng gì? Dâu tằm có lợi cho sức khoẻ nhưng không phải ai ăn nhiều cũng tốt
Hơn nữa, trong dâu tằm còn chứa chất tanin vì vậy không nên tích trữ dâu tằm trong các dụng cụ chứa kim loại như đồng, sắt, nhôm... Khi nấu nước dâu cần chú ý sử dụng nồi tráng men hoặc nồi đất, khuyến khích dùng bình hoặc lọ thuỷ tinh để chứa các sản phẩm từ dâu tằm.
Khi mua dâu tằm nên chọn những quả chín không bị dập và tránh mua dâu vào sau những ngày trời mưa vì dâu sẽ nhạt hơn.
Dâu tằm có thể chế biến thành nhiề món ăn bổ dưỡng, giàu dưỡng chất, ăn mềm, có vị chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt và làm thuốc trị bệnh hiệu quả...
Tác dụng của dâu tằm
Hỗ trợ tiêu hóa
Quả dâu tằm chứa nhiều chất xơ có tác dụng cải thiện sức khỏe tiêu hóa đồng thời giảm nguy cơ táo bón, đầy hơi và đau thắt ruột. Bên cạnh đó, chất xơ ở loại quả này còn có khả năng giúp điều chỉnh nồng độ cholesterol trong máu và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Dâu tằm có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, tăng cường sức khoẻ tim mạch
Chống oxy hóa
Dâu tằm là nguồn vitamin C tuyệt vời - chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh mẽ giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại những tổn hại gây ra bởi các gốc tự do.
Kiểm soát đường huyết
Trong quả dâu tằm còn chứa flavonoid, được chứng minh có tác dụng điều chỉnh sự tăng, giảm lượng đường trong cơ thể. Bên cạnh đó, quả dâu tằm còn chứa các thành phần hữu ích khác, có tác dụng giúp kiểm soát mức đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường.
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Dâu tằm có hàm lượng cao vitamin C và flavonoid giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa cảm cúm, ho, cảm lạnh và nhiều bệnh khác. Dâu tằm cũng hỗ trợ trong việc điều trị và ngăn ngừa viêm dạ dày, viêm gan mãn tính.

Dâu tằm có tác dụng gì? Nhờ hàm lượng vitamin C cao mà dâu tằm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Bổ can thận, ích tâm huyết, sáng mắt, đen tóc
Dùng khoảng 5kg quả dâu chín tươi, 6kg gạo nếp, men rượu vừa đủ. Quả dâu phải chín đều, ép lấy nước, đun sôi để nguội để cùng cơm nếp, men rượu trộn đều cho vào bình ngâm. Ngày uống 30 - 50ml/lần vào hai bữa cơm hàng ngày.
Điều trị tóc khô bạc
Lấy 50g quả dâu tươi chín, lượng đường phèn vừa đủ. Rửa sạch dâu cho vào nồi đất, nước vừa đủ sắc lấy nước hoà đường phèn để uống. Có thể uống thường xuyên, đặc biệt là vào mùa hè.
Bổ thận âm hư
Với triệu chứng lưng đau gối mỏi, ù tai, vô sinh do chất lượng tinh trùng kém. Có thể dùng câu kỷ tử 50g, sơn dược 50g, quả dâu 30g, gạo tẻ 50g nấu cháo ăn liền 1 tháng vào các buổi sáng.

Dâu tằm có tác dụng bổ thận âm hư
Điều trị chứng mất ngủ
Quả dâu tằm có tác dụng trị mất ngủ rất tốt. Bằng cách lấy 60g quả dâu chín tươi (hoặc 30g quả khô) sắc uống 2 lần/ngày vào chiều tối. Trường hợp mất ngủ kinh niên, lấy 15g quả dâu chín, 15g thục địa, 15g bạch thược sắc uống, sẽ thấy rất hiệu quả.
Trị viêm khớp
Quả dâu chín tươi 100g, rượu trắng (gạo hoặc nếp ngon). Dâu rửa sạch, giã nát gói vào túi vải ngâm vào rượu 3 - 5 ngày. Uống mỗi lần 20 - 25ml.
Ngoài ra có thể dùng quả dâu chín 250g, cành dâu 150g, chùm gửi 100g. Ngâm rượu uống.
Kích thích ăn ngon, ngủ tốt
Với những người có tình trạng ăn không ngon, thiếu ngủ, nên uống 1 - 2 ly nước dâu nhỏ trước khi ăn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp bữa ăn thêm ngon miệng, sức khỏe được cải thiện. Sau bữa tối, uống một ly nước dâu sẽ khiến giấc ngủ đến sớm, ngủ say và sâu giấc hơn.

Dâu tằm có tác dụng gì? Dâu tằm có tác dụng kích thích ăn ngon, ngủ tốt
Hỗ trợ máu huyết lưu thông, kinh nguyệt đều đặn
Uống đều đặn mỗi ngày 2 ly nước dâu vào buổi sáng và trưa. Uống liên tục trong 3 tháng sẽ thấy da dẻ hồng hào, máu huyết lưu thông, kinh nguyệt đều đặn...
Giảm triệu chứng đau họng
Dùng khoảng 500g dâu rửa sạch và ép thành nước. Dùng nước quả dâu để súc miệng (từ 3 - 5 ngày) chữa các chứng đau ở miệng, họng.
Chữa bỏng
Nên chọn những quả dâu chín tươi, không dập nát, rửa sạch để ép lấy nước sau đó bôi, rửa, đắp vào vết bỏng, trong vòng một tuần
Cách làm nước dâu
Nguyên liệu
1kg dâu tằm
500g đường

Dâu tằm có tác dụng gì? Làm nước dâu tằm đơn giản
Cách chọn dâu
Nên chọn những quả chín có màu tím sẫm.
Quả không bị dập nát, hư hỏng.
Cách làm
Cắt bỏ cuống trên quả dâu, rửa nhẹ tay, nước cuối cùng rửa bằng nước muối pha loãng.
Vớt dâu ra rổ, để ráo nước.
Đun một nồi nước sôi, khi còn nóng khoảng 80 độ, dội qua rổ dâu (cách này giúp dâu khi ngâm lâu không bị mốc hoặc nổi váng).
Rải một lớp đường vào lọ, tiếp đến một lớp dâu xen kẽ nhau đến khi hết. Trên cùng rải thêm một lớp đường.
Khi ngâm được 5 - 7 ngày nên mang hỗn hợp dâu ra để lọc qua rây.
Lấy riêng nước dâu đun sôi khoảng 15 phút, để thật nguội rồi cất vào lọ (cách này giúp bảo quản siro dâu được lâu hơn).
Với bã dâu, cho ít rượu vào ngâm khoảng vài ngày.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm -
Nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi
Giãn mao mạch ở chân đùi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi là gì và phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch uy tín tại Sài Gòn: Chọn Phòng khám da liễu OHIO
Giãn mao mạch nếu không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả, an toàn, việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, được cấp phép đảm bảo các điều kiện về chuyên môn của bác sĩ, cơ sở vật chất, máy móc công nghệ, quy trình điều trị đảm bảo tính an toàn về chuyên môn được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định và cấp phép.March 25 at 7:50 pm