Thời gian ủ bệnh viêm da dị ứng bao lâu?

Viêm da dị ứng là bệnh ngoài da ảnh hưởng từ 2 – 5% người người lớn và 10 – 20% trẻ nhỏ. Tỉ lệ người mắc bệnh viêm da dị ứng đang tăng lên trên thế giới, thời gian ủ bệnh khoảng 3 – 5 ngày.
10/04/2018 12:49

Thời gian ủ bệnh viêm da dị ứng bao lâu?

Viêm da dị ứng là tình trạng bệnh lý thường gặp của da. Viêm da dị ứng là bệnh mãn tính có xu hướng tự bùng phát và tự khỏi sau một thời gian. Tình trạng viêm da dị ứng khiến cho da bị nóng, ngứa, khô, tróc vảy. Thông thường, viêm da dị ứng gây ra tình trạng khô xuất hiện ở vùng da đầu, trán, mặt.

Theo nghiên cứu, khi người bệnh mắc viêm da dị ứng thì có thể đồng thời mắc thêm một số bệnh lý khác như viêm mũi dị ứng hoặc hen. Bệnh viêm da dị ứng có đặc trưng bởi bệnh sử gia đình bị hen, viêm da ở rên 70% trường hợp. Ngày nay tỉ lệ người mắc bệnh viêm da dị ứng ngày càng tăng cao.

Được biết, bệnh viêm da dị ứng có thời gian ủ bệnh khoảng 4 – 5 ngày hoặc dài hơn một chút tùy theo cơ địa của từng người. Lần tiếp xúc sau ngắn hơn khoảng vài giờ hoặc một ngày. Trong thời gian ủ bệnh cơ thể bệnh nhân không có bất kỳ một biểu hiện khác thường nào. Nhưng sau 4 – 5 ngày ủ bệnh các vùng da trên cơ thể bắt đầu xuất hiện mụn li ti.

Bệnh viêm da dị ứng thường đột nhiên xuất hiện và diễn biến rất nhanh theo chiều hướng xấu. Bệnh thường bắt đầu với những vết mụn li ti nổi trên da kèm theo cảm giác nóng rát. Số lượng mụn nhanh chóng tăng lên nhiều, lan rộng khắp toàn thân gây ngứa ngáy.

Empty

Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh viêm da dị ứng

Ở thời kỳ phát bệnh, viêm da dị ứng xuất hiện ở vùng mặt, cổ, tay, chân và và ít xuất hiện ở vùng bụng, lưng. Khi vùng da bị dị ứng cọ sát vào quần áo hoặc do người bệnh dãi sẽ dễ bị vỡ gây cảm giác ngứa ngát, đau rát.

Tùy thuộc vào sức đề kháng và cơ địa của từng người mà mức độ viêm da dị ứng nhanh hay chậm hoặc nặng hay nhẹ khác nhau. Có người chỉ xuất hiện vài nốt ban nhưng có người xuất hiện trên toàn thân kèm theo tình trạng khó thở.

Theo nghiên cứu, có khoảng 50% bệnh nhân viêm da dị ứng có biểu hiện trong vòng 1 năm đầu sau khi sinh và 80% có biểu hiện bệnh cho đến 5 tuổi. Có khoảng 80% bệnh nhân về sau có biểu hiện mắc các bệnh về viêm mũi dị ứng hoặc hen. Ở trẻ nhỏ, bệnh viêm da dị ứng có thể kéo dài đến khi trưởng thành.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh viêm da dị ứng như:

- Do di truyền: nếu trong gia đình có cả cha và mẹ bị viêm da dị ứng thì có khả năng 80% con sinh ra có biểu hiện bệnh này. Song nếu chỉ có cha hoặc mẹ bị viêm da dị ứng thì chiếm 50% con sinh ra bị mắc bệnh này.

- Viêm da dị ứng còn xuất hiện do thức ăn, dị ứng nguyên không khí, vi khuẩn…

- Viêm da dị ứng còn có thể do người bệnh mắc một số bệnh như: Viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc kích thích, bệnh tổ đỉa, chàm hình đồng xu, lichen đơn mạn tính, chàm không tiết nhờn, viêm da tiết bã nhờn.

Trường hợp cấp tính thường phát hiện ở vùng mặt, cổ, chân tay, nổi ban sưng đỏ, mụn nước, có thể mụn phỏng to, loét… Trong trường hợp các mụn được điều trị ngay có thể tự khỏi trong vài ngày.

Trong trường hợp mãn tính do tiếp xúc nhiều lần hoặc kéo dài, vùng da mặt bị bệnh sẩn sùi, dày lên, chàm hóa. Kèm theo triệu chứng nóng, ngứa, buồn nôn, rêu, lưỡi vàng dày, mạch hoạt sắc…

Viêm da dị ứng và viêm da tiếp xúc có giống nhau không?

Theo nghiên cứu, viêm da dị ứng và viêm da tiếp xúc cùng là một dạng bệnh Eczema.  Trong nhiều trường hợp hai bệnh lý này có biểu hiện khá rõ ràng nhưng trong một số trường hợp thì không. Ở một số bệnh nhân có thể bị mắc cả 2 dạng bệnh trên.

Viêm da dị ứng và viêm da tiếp xúc thường dễ bị nhầm lẫn bởi chúng có nhiều điểm tương đồng với nhau. Nhưng nghiên cứu y học hiện đại chỉ ra, đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau.

Sự khác biệt lớn nhất của hai bệnh lý này là nguyên nhân để phát triển triển bệnh. Những người bị viêm da dị ứng thường có một đột biến di truyền protein trong da gọi là filaggrin.

Đột biến này làm phá vỡ cấu trúc giữa các tế bào da, dẫn đến tình trạng mất nước của da, làm tăng nhiễm sự xâm nhập của các vi khuẩn vào bên trong da như bụi, phấn hóa... hay những tác nhân gây viêm, dị ứng, ngứa.

Viêm da dị ứng cũng có thể xuất hiện do người bệnh ăn phải thực phẩm không đảm bảo dẫn đến hệ miễn dịch phản ứng dẫn đến tình trạng viêm da dị ứng.

Empty

Thời gian ủ bệnh viêm da dị ứng bao lâu? Viêm da tiếp xúc thường chỉ xuất hiện ở người trưởng thành làm việc trong môi trường hóa chất độc hại hoặc dùng mỹ phẩm kém chất lượng

Tuy nhiên, bệnh viêm da tiếp xúc lại xuất hiện do một phản ứng xảy ra khi có sự phơi nhiễm hóa chất hoặc các tác nhân kích ứng trực tiếp trên da. Viêm da tiếp xúc chủ yếu xuất hiện do một số nhân tố gây bệnh như: hóa chất, mỹ phẩm, niken, sồi độc…

Nếu bệnh viêm da dị ứng có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thì bệnh viêm da tiếp xúc thường xuất hiện chủ yếu ở đối tượng người trưởng thành, làm việc trong môi trường hóa chất hoặc sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.

Ngoài ra, viêm da dị ứng thường liên quan đến các địa điểm uốn, gấp của da như khủy tay, sau đầu gối, phía trước cổ, nếp gấp cổ tay, mắt cá chân, phía sau tai. Nhưng viêm da tiếp xúc lại xuất hiện ở vùng da tiếp xúc với hóa chất độc hại. Do đó, nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

Do là hai loại bệnh lý khác nhau nên bệnh viêm da dị ứng và viêm da tiếp xúc có những phương án điều trị hoàn toàn khác nhau. Với viêm da dị ứng, người bệnh thường được điều trị bằng cách sử dụng thuốc corticosteroid dạng kem bôi. Ở những trường hợp nặng có thể sử dụng thêm kháng histamine/corticosteroid uống. Nếu nhiễm khuẩn thứ phát, dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.

Để phòng ngừa bệnh viêm da dị ứng, người bệnh cần giữ vệ sinh nơi ở, giường chiếu, không để bụi bẩn; không tiếp xúc với các khu vực nấm mốc, thức ăn có mùi; thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn gối; Luôn để phòng thoáng mát, có nhiều ánh nắng để tránh tình trạng ẩm mốc; Thường xuyên vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

comment Bình luận

largeer