Quả lựu có tác dụng gì?

Quả lựu có tác dụng gì? Lựu là loại quả cung cấp nguồn vitamin A, C, E dồi dào cùng nhiều khoáng chất khác. Ăn lựu giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh tiểu đường, ung thư và tim.
07/03/2018 10:20

Giá trị dinh dưỡng của quả lựu

Lựu hay còn gọi là thạch lựu, có tên khoa học là Punica granatum. Cây lựu là loài cây ăn quả thân gỗ nhỏ sống lâu năm cao từ 5 - 8m. Lá đơn, nguyên và mọc đối, có cuống ngắn. Hoa lựu mọc đơn hoặc thành chùm 3 - 4 cái ở ngọn cành, màu đỏ tươi và nở vào mùa hè. Quả mọng hình cầu có vỏ dày, đầu quả có 4 - 5 lá đài tồn tại, vỏ quả dày, khi chín có màu vàng, đỏ. Trong quả có vách ngang chia thành 2 ngăn chứa nhiều hạt 5 cạnh, vỏ hạt mọng với sắc hồng trắng.

Qua luu co tac dung gi 2

Quả lựu có tác dụng gì? Lựu chứa nhiều vitamin và khoáng chất

Vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ chiếm khoảng 22% chất tanin. Ngoài ra còn có 0,5 - 0,7% alcaloid toàn phần là pelletierin, isopelletierin, methylpelletierin và pseudopelletierin. Isopelletierin là alcaloid có hoạt tính trị giun cao. Đây là thuốc độc bảng A. Vỏ thân cũng chứa pelletierin và các alcaloid khác nhưng hàm lượng thấp hơn.

Vỏ quả có 28% chất tanin và granatin, acid betulic, acid ursolic và isoquercetin. Dịch quả chứa axit citric, axit malic và các chất đường glucose, fructose, maltose.

Trong 100g hạt lựu có chứa: 285kJ (68 kcal); cacbohydrat 17,17g; đường 16,57g; chất xơ thực phẩm 0,6 g; chất béo 0,3g; protein 0,95g; thiamin (Vit.B1) 0,030mg (2%); riboflavin (Vit.B2) 0.063mg (4%); niacin (Vit.B3) 0,300mg (2%); axit pantothenic (Vit.B5) 0,596 mg (12%); vitamin B6 0,105mg (8%); axit folic (Vit. B9) 6μg (2%); vitamin C 6,1mg; canxi 3mg; sắt 0,30mg; magie 3mg; kali 259mg; kẽm 0,12mg.

Tác dụng của quả lựu

Tốt cho tim mạch

Để có trái tim khoẻ mạnh nên thường xuyên bổ sung lựu vào chế độ dinh dưỡng giúp hỗ trợ đàn hồi động mạch và làm giảm viêm mạch máu. Ngoài ra, ăn lựu cũng làm giảm xơ vữa động mạch - nguyên nhân gây bệnh tim mạch. Không chỉ vậy, dùng nước ép lựu còn giúp làm giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch hiệu quả.

Qua luu co tac dung gi 3

Quả lựu có tác dụng tốt cho hệ tim mạch

Hỗ trợ ổn định đường huyết

Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, lựu chứa nhiều đường fructose, bệnh nhân tiểu đường khi uống nước ép lựu trong 2 tuần không gặp sự gia tăng lượng đường nào trong máu.

Ổn định huyết áp

Nước lựu làm giảm tổn thương và viêm mạch máu, giảm huyết áp cao. Nó cũng hoạt động như một aspirin tự nhiên, cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể.

Qua luu co tac dung gi 4

Nước lựu giúp làm giảm tổn thương và viêm mạch máu, ổn định huyết áp

Bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ ung thư

Chất chống oxy hóa trong trái cây có tác dụng loại bỏ các gốc tự do ức chế sự tăng trưởng tế bào ung thư. Nước lựu sản sinh apoptosis - một trạng thái mà các tế bào ung thư tự hủy hoại chính mình. Vì vậy, lựu được coi là rất có lợi trong việc ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, cũng như ngăn chặn các hormone aromates - một trong những nguyên nhân chính gây bệnh ung thư vú.

Tốt cho dạ dày

Những người bị đau dạ dày có thể tăng cường bổ sung loại quả này để điều trị tiêu chảy và kiết lỵ do lựu có khả năng làm tăng sản xuất các enzyme hỗ trợ tiêu hóa. Thêm một muỗng cà phê mật ong vào cốc nước ép lựu có tác dụng điều trị chứng khó tiêu.

Ngăn ngừa thiếu máu

Thiếu máu có thể gây ra khi cơ thể thiếu các tế bào máu đỏ trong khi lựu có chứa hàm lượng sắt cao giúp cơ thể sản xuất tế bào máu đỏ. Nhiều chuyên gia khuyên dùng lựu để chữa bệnh đau mắt đỏ, chỉ với vài giọt nước cốt lựu và nhỏ vào mắt bị đau.

Qua luu co tac dung gi

Quả lựu có tác dụng gì? Hàm lượng sắt trong quả lựu cao giúp ngăn ngừa thiếu máu

Tăng cường hệ miễn dịch

Chất chống oxy hóa trong nước ép lựu kích thích các tế bào máu trắng hoạt động hiệu quả hơn. Nước lựu còn có tính kháng khuẩn, giúp làm giảm vi khuẩn đường miệng, gây sâu răng và nhiễm khuẩn tụ cầu.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Lựu có tác dụng tốt đối với dạ dày và gan. Chúng có thể làm dịu bệnh viêm đường tiết niệu và điều hòa nhu động ruột.

Hỗ trợ sụn

Nước lựu có tác dụng ức chế các enzym gây tổn hại cho sụn, giảm viêm khớp và viêm xương. Uống nước ép lựu thường xuyên có thể kiềm chế sự khởi phát của bệnh Alzheimer và các vấn đề thần kinh khác. Lựu cũng được cho là giúp làm tan sỏi thận và thậm chí giúp rối loạn chức năng cương dương.

Ngăn ngừa lão hóa

Chế độ ăn uống bổ sung nước ép quả lựu giúp làm chậm quá trình lão hóa, giảm nếp nhăn do tiếp xúc với ánh mặt trời. Ngoài ra, lựu cũng giúp duy trì sự tái sinh của da, ngăn ngừa nám và đốm đen.

Giúp chữa lành sẹo

Nước lựu tái tạo tế bào da và đẩy nhanh việc chữa lành các vết thương. Hạt lựu cũng chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho da, bảo vệ da khỏi cháy nắng và làm lành vùng da bị tổn thương do nắng.

Tốt cho mẹ mang thai

Nước lựu chứa nhiều vitamin và khoáng chất, cũng như axit folic cần thiết cho các bà mẹ mang thai. Đặc tính chống viêm có chứa trong lựu cũng giúp cải thiện lưu lượng máu cho cả mẹ và thai nhi. Hàm lượng kali trong nước ép lựu ngăn ngừa chuột rút thường gặp trong quá trình mang thai và lựu thậm chí còn được dùng để ngăn ngừa sinh non.

Cách ăn lựu tốt cho sức khoẻ

Lựu là loại quả có hương vị thơm ngon và giàu giá trị dinh dưỡng đối với sức khoẻ được nhiều người ưa chuộng. Trong quả lựu chứa nhiều chất oxy hoá, vitamin C cùng nhiều dưỡng chất quan trọng có tác dụng làm đẹp hiệu quả, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức khoẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn quả lựu đúng cách.

Qua luu co tac dung gi 5

Quả lựu có tác dụng gì? Nên uống nước ép lựu để trách nguy cơ tắc ruột ở trẻ nhỏ

Hạt lựu chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cao có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hoá và giúp tẩy giun hiệu quả. Thực tế cho thấy trẻ em ăn nhiều hạt lựu gặp nguy kịch do tắc ruột. Vì vậy, không nên ăn nuốt hạt lựu, với người lớn cần nhai kỹ hơn.

Để lấy được toàn bộ chất dinh dưỡng có trong lựu cần làm nước ép lựu hoặc có thể kết hợp một số loại hoa quả khác như lê, cherry, xoài hoặc quýt...

comment Bình luận

largeer