Rau tầm bóp có tác dụng gì?

Rau tầm bóp có tác dụng gì? Rau tầm bóp được coi là cây thuốc có tác dụng chữa bệnh hiệu quả, giúp thanh nhiệt tiêu đờm...
16/03/2018 09:14

Giá trị dinh dưỡng của rau bầm bóp

Cây tầm bóp còn gọi là cây lồng đèn hay cây thù lù canh, tên khoa học là Physalis angulata L. thuộc họ cà (Solanaceae). Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau trở thành liên nhiệt đới.

Tầm bóp là loài cây thân thảo cao từ 50 - 90cm với nhiều cành nhánh. Lá rau tầm bóp mọc so le, hình bầu dục, chia thuỳ hoặc không. Hoa tầm bóp mọc đơn độc có cuống mảnh. Quả tầm bóp mọng, tròn và nhẵn, chưa chín có màu xanh và ngả màu đỏ khi chín. Quả có đàu bao qanh và nhiều hạt. Các bộ phận của cây đều có thể sử dụng làm thuốc.

Rau tam bop co tac dung gi

Rau tầm bóp có tác dụng gì? Các bộ phận của cây đều có thể sử dụng làm thuốc

Theo Đông y, tầm bóp có vị đắng, tính mát, không độc có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khu đàm, chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết. Rau tầm bóp có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Giá trị dinh dưỡng của tầm bóp nằm ở quả. Quả tầm bóp có hình tròn nhỏ như quả cà được bao bọc bởi một lớp vỏ bọc mỏng giống lồng đèn vì vậy chúng còn có tên gọi là cây đèn lồng hay thù lù cạnh. Theo Thạc sỹ Nguyễn Đặng Toàn Chương thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai cho biết, quả của cây tầm bóp rất giàu giá trị dinh dưỡng khác nhau như chất đạm, chất béo, chất xơ, canxi, sắt, vitamin A, vitamin C... Quả tầm bóp có vị chua, tính bình giúp thanh nhiệt, tiêu đờm hiệu quả.

Rau tam bop co tac dung gi 2

Rau tầm bóp có tác dụng gì? Giá trị dinh dưỡng của tầm bóp nằm ở quả

Tác dụng dược lý của rau tầm bóp

Rau tầm bóp được dùng để trị cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều, ho có đờm, phiền nhiệt nôn nấc. Ở Ấn Độ, toàn cây được dùng làm thuốc lợi tiểu, lá dùng để trị các bệnh rối loạn của dạ dày. Dưới đây là những tác dụng dược lý của rau tầm bóp:

Kháng khuẩn antibactérien

Chống ung thư anti-cancéreux

Chống đông máu anti-coagulant (anticoagulant)

Chống bệnh bạch huyết anti-leucémique

Chống nấm và vi khuẩn antimycobactérienne

Chống loại nấm nguyên sinh antimycoplasmique (loại vi khuẩn không có vách tế bào)

Chống co thắt antispasmodique

Chống ung bướu antitumorales

Rau tam bop co tac dung gi 4

Rau tầm bóp có tác dụng gì? Rau tầm bóp có nhiều tác dụng dược lý tốt cho sức khoẻ

Kháng siêu vi khuẩn virus antivirales

Hạ đường máu hypoglycémie

Hạ huyết áp hypotension (hạ áp suất động mạch)

Điều hòa tính miễn nhiễm immunomodulateur (điều hòa biến đổi một số tế bào miễn nhiễm hoạt động quá mức immunitaires hyperactifs)

Kích thích sự miễn nhiễm immunostimulant

Bài thuốc trị bệnh từ rau tầm bóp

Trị nhọt vú, đinh độc

Dùng 40 - 80g cây tươi giã vắt lấy nước uống, bã thì dùng đắp hoặc nấu nước rửa vết đau hàng ngày.

Trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu, bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm

Dùng 15 - 30g cây tầm bóp khô (tươi 50 - 100g) sắc uống trong ngày. Liệu trình từ 3 - 5 ngày.

Trị đái tháo đường

Rễ cây tầm bóp tươi (20 - 30g) nấu với tim lợn và chu sa, cách 1 ngày dùng 1 lần, uống từ 5 - 7 ngày. 

Rau tam bop co tac dung gi 3

Rau tầm bóp có tác dụng trị bệnh đái tháo đường

Chữa trị ung thư (tử cung, họng, phổi, đại tràng)

Cây tầm bóp hay thù lù cạnh (hoặc thù lù nhỏ) cành mang hoa, trái, lá khô 30g (tươi 100g); bạch truật 20g; cát cánh 10g, mạch môn 10g; huyền sâm 10g; hoàng cầm 10g; cam thảo 4g đem rửa sạch, chặt nhỏ, đổ 4 chén nước, sắc còn 2 chén, chia 2 lần uống trong ngày. Liệu trình từ 15 - 20 ngày liền. Nghỉ 10 ngày, dùng tiếp đợt thứ 2, thứ 3.

Hiện nay, nhiều người thường nhầm lẫn cây rau tầm bóp với cây lu lu đực. Do cây lu lu đực cũng là loại cây mọc hoang, phiến lá của cây khá giống với lá cây tầm bóp nên dễ gây nhầm lẫn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra, quả của cây lu lu đực hình cầu, mọc thành chùm, khi chín có màu đen. Hơn nữa, thân cây lu lu cũng chứa nhiều độc tố Solanin và chất Nitrate có ở lá của cây.

Nếu ăn phải một lượng lớn quả xanh và lá của cây lu lu, sau 6 - 12 tiếng đồng hồ có thể bị nhiễm độc với các triệu chứng sốt cao, vã mồ hôi, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn hô hấp, buồn ngủ...

comment Bình luận

largeer