Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt?

Sự trở lại của chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đã trở lại bình thường. Thật khó để nói chính xác thời điểm nào thì nguyệt san sẽ bắt đầu xuất hiện với các phụ nữ sau sinh.
14/04/2018 22:35

Vì sao khi mang thai lại không có kinh nguyệt?

Kinh nguyệt là hiện tượng ra máu hàng tháng của phụ nữ. Hiện tượng này xảy ra khi lớp niêm mạc bị bong tróc. Máu kinh nguyệt sẽ chảy ra từ tử cung thông qua các lỗ nhỏ ở cổ tử cung và đi ra ngoài cơ thể bằng đường âm đạo. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ kéo dài từ 3-5 ngày hoặc từ 2-7 ngày tùy vào mỗi người.

Thông thường, khi trứng rụng các nang trứng còn  lại sẽ tạo thành thể vàng tiết ra hormone progesterone, oestrogen làm lớp niêm mạc tử cung dày lên và tích tụ nhiều máu. Trường hợp trứng chưa được thụ tinh, thể vàng sẽ suy giảm, hormone progesterone không được tiết ra khiến cho các niêm mạc bị bong tróc gây chảy máu.

sau sinh bao lau thi co kinh nguyet

Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt? Khi trứng được thụ tinh sẽ bám vào lớp niêm mạc tử cung tạo thành nhau thai nên không gây chảy máu kinh nguyệt

Trường hợp trứng được thụ tinh sẽ bám vào lớp niêm mạc tử cung tạo thành nhau thai. Bởi vậy mà khi mang thai ta sẽ không thấy có kinh nguyệt.

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì có kinh trở lại?

Sự trở lại của kinh nguyệt sau sinh sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhiều chị em, khi sinh em bé xong phải mất rất lâu mới có kinh nguyệt trở lại. Nhưng cũng có một số người nguyệt san xuất hiện khá sớm trong thời kỳ cho con bú. Đây là điều rất bình thường, bởi sự trở lại của kinh nguyệt phụ thuộc vào cơ thể, sự cho con bú và hoàn cảnh của bạn.

Thông thường, nếu bạn cho con bú hoàn toàn thì sẽ có kinh nguyệt sao tháng thứ 6 hoặc muộn hơn. Nhưng nếu bạn không cho con bú hoặc cho con bú không hoàn toàn thì kinh nguyệt sẽ trở lại từ 3 – 6 tuần sau sinh.

Nếu nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong thời gian dài thì kinh nguyệt sẽ bị trì hoãn chậm hơn. Điều này là do hành kinh liên quan đến nội tiết tố của cơ thể. Cụ thể là hormone prolactin cần thiết để sản xuất sữa mẹ sẽ làm giảm tần số rụng trứng khoảng 1/3 lần so với lúc bình thường.

Thời gian mà đèn đỏ sẽ trở lại với các chị em sau sinh là khá thất thường và khác nhau. Hầu hết chị em đang cho con bú nghĩ rằng họ sẽ có kinh nguyệt tối thiểu là 6 tháng sau khi sinh. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, thời gian trở lại của kinh nguyệt có thể kéo dài hơn 1 năm. Dù không cho con bú nhưng kinh nguyệt cũng có thể trở lại sau vài tháng. Điều này là hoàn toàn bình thường.

Trải qua quá trình sinh nở, cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi cả về bên trong lẫn bên ngoài. Do đó, dù kinh nguyệt có trở lại thì những chu kỳ đầu tiên, kinh nguyệt vẫn không đều đặn như lúc trước mang thai. Hơn thế nữa, cơ thể có thể xuất hiện các kiểu hành kinh như đau bụng, đau lưng, kinh nguyệt sau sinh ra nhiều hơn, ít hơn... Đây là điều hoàn toàn bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng sau khi thấy kinh nguyệt không đều.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp những thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt không đều sau khi sinh có thể tiếp tục thay đổi vô hạn hoặc thay đổi vĩnh viễn.

Trường hợp kinh nguyệt trở lại sớm sau sinh là điều không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu sự trở lại của chu kỳ này bị trì hoãn quá lâu trên 12 tháng thì nên đi khám bác sĩ để tránh có biến chứng nguy hiểm. Đa phần nguyên nhân gây nên hiện tượng này có thể do bị sốt xuất huyết sau khi sinh, vô kinh sau sinh, rối loạn nội tiết tố… Hoặc, mẹ phải chịu áp lực quá lớn trong thời gian nuôi con.

Có thể có thai khi kinh nguyệt chưa trở lại?

Đa phần các mẹ đều quan niệm chưa có kinh nguyệt thì chưa thể có thai. Và nhiều chị em thường sử dụng sự mất kinh khi cho con bú như là một phương pháp tránh thai.

Biện pháp này trên thực tế có hiệu quả 98% nếu thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả sẽ phụ thuộc vào việc bạn có thường xuyên cho con bú không và bú bao lâu.

sau sinh bao lau thi co kinh nguyet 1

Ở mỗi người thì thời gian xuất hiện của nguyệt san sẽ khác nhau

Nhiều chị em không biết, dù nguyệt san chưa xuất hiện nhưng cơ thể vẫn có thể bị rụng trứng. Do đó, người mẹ có thể mang thai lại bất cứ lúc nào nếu không dùng biện pháp tránh thai nào.

Việc cho con bú sữa mẹ sẽ kìm hãm sự rụng trứng. Tuy nhiên đây không  phải là biện pháp tránh thai an toàn.

Theo nghiên cứu, cho con bú có thể là biện pháp tránh thai khá tốt (vẫn có khoảng 2% tỷ lệ thất bại) nếu mẹ áp dụng đúng các yêu cầu sau:

– Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn

– Bé ít hơn 6 tháng tuổi

– Người mẹ chưa có một chu kỳ kinh nguyệt nào kể từ lúc sinh

– Mỗi cữ bú của bé không quá 4-6 tiếng

– Không được sử dụng núm vú cao su để bảo vệ đầu ti

comment Bình luận

largeer