Thành phần dinh dưỡng của quả vải

Thành phần dinh dưỡng của quả vải. Vải là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe với thành phần dinh dưỡng phong phú, giàu dưỡng chất và vitamin.
20/03/2018 21:01

Vải là hoa quả được trồng ở các vùng cận nhiệt đới trên toàn thế giới, nhất là Trung Quốc và Đông Nam Á.

Đây là loại quả có hương vị ngọt ngào, thơm ngon vừa có thể ăn tươi vừa có thể chế biến được nhiều món ăn ngon như: nước hoa quả, kem trái cây, thạch...

thanh phan dinh duong qua vai

Thành phần dinh dưỡng của quả vải. Vải có chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin rất tốt cho cơ thể

Thành phần dinh dưỡng của quả vải

Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100g vải là:

- Năng lượng: 276 kJ (66 kcal)

- Đường: 15,2g

- Nước: 82%

- Cacbohydrat: 16.5g

- Chất xơ thực phẩm: 1.3g

- Chất béo: 0.4g

- Chất đạm: 0.8 g

- Vitamin C: (87%) 72 mg

- Vitamin B2: 0,08mg

- Canxi: (1%) 5 mg

- Magiê: (3%) 10 mg

- Phốt pho: (4%) 31 mg

Giá trị dinh dưỡng của quả vải

Quả vải được cấu thành từ nước và carbohydrate. Phần lớn năng lượng từ trong quả vải có nguồn gốc từ đường, chúng cũng giúp quả vải có vị ngọt. Tuy nhiên vải lại chứa tương đối ít chất xơ.

Quả vải lại chứa một lượng vitamin và khoáng chất lớn, nhất là vitamin C. Một quả vải cung cấp khoảng 8% vitamin C và tương đối nhiều đồng, kali.

Giống như các loại trái cây khác, vải cũng là nguồn chứa nhiều chất chống oxy hóa thực vật. Thực tế, vải còn có hàm lượng cao chất chống oxy hóa polyphenol so với một số loại trái cây thông thường khác.

Trong vải còn chứa chất Epicatechin là một chất chống oxy hóa có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ ung thư và bệnh tiểu đường.

Chất rutin trong quả vải còn có thể giúp bảo vệ chống lại các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đườn và bệnh tim.

Vải có chứa nhiều khoáng chất khỏe mạnh, các vitamin và chất chống oxy hóa, chẳng hạn như kali, đồng, vitamin C, epicatechin, và rutin, có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tim, ung thư và tiểu đường.

Các nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra rằng chiết xuất vải thiều có thể giúp chống lại ung thư gan.

thanh phan dinh duong qua vai 1

Thành phần dinh dưỡng của quả vải. Vải chứa nhiều đường, carbohydrate nhưng lại ít chất xơ

Cách giảm bớt tính nóng của quả vải

Do vải có tính nóng nên khi ăn cần lưu ý đến một số điều để không bị bốc hỏa.

- Không được ăn quá nhiều vải một lúc. Đối với người lớn nên ăn khoảng 10 quả cùng 1 lúc, trẻ em ăn 3-4 quả cùng một lúc.

- Trước khi ăn, bạn có thể bóc vỏ nhưng giữ nguyên lớp màng trắng. Sau đó, ngâm cả quả gồm cả lớp màng trắng vào nước muối loãng khoảng 15-20 phút trước khi ăn. Cách này sẽ giúp giảm bớt tính hỏa của vải khi ăn.

- Trước khi ăn vải nên ăn thêm các đồ mát, đậu xanh... Cách này giúp những đồ mát trung hòa bớt tính nóng của vải khi vào cơ thể. Cách này làm cho cơ thể cân bằng, không bị nổi nhọt hoặc phát ban.

- Không nên ăn quá nhiều vải, đối với người bình thường nếu ăn nhiều cũng có thể gây váng đầu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh, nóng trong người khiến nổi nhiều mụn… Với những người mắc các chứng bệnh kỵ ngọt ví như tiểu đường thì tuyệt nhiên không được ăn vải thiều ngọt.

- Với những người vốn thường xuyên bị mụn nhọt, rôm sảy, nóng trong, chắp lẹo mắt thì cũng không nên ăn nhiều vải thiều.

- Do vải có nhiều nước, tốt cho dạ dày nên những người thiếu dịch vị có thể ăn nhiều vải.

- Do vải có tính nóng nên những người có máu nóng, nhiệt miệng không nên ăn nhiều, dễ dẫn tới tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, chân tay bủn rủn.

- Bên cạnh đó, vải còn có tính nóng nên chị em có bầu cần hạn chế, không nên bổ sung quá nhiều vào cơ thể.

comment Bình luận

largeer