Bị khỉ cắn có cần tiêm phòng dại không?

Khỉ là một trong những loài vật có thể lây bệnh dại cho con người thông qua các vết cắn. Khi bị khỉ cắn người bệnh cần phải được theo dõi y tế và tiến hành tiêm phòng dại nếu con khỉ đó chưa được tiêm phòng.
29/06/2018 16:03

1. Bị khỉ cắn có cần tiêm phòng dại không?

Dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật. Ở động vật ăn thịt, trong nước bọt của chúng có chứa enzym hyaluronidaze – yếu tố có thể giúp cho virus dại lan tỏa nhanh hơn tới hệ thần kinh.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể vài giờ, virus dại bắt đầu nhân lên tại vết thương. Sau đó nhanh chóng di chuyển tới đầu mút thần kinh cảm giác và vận động của hệ thần kinh ngoại biên. Tiếp đó chúng di chuyển đến hệ thần kinh trung ương.

Bệnh dại chủ yếu lưu hành ở các nước châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương khác nhau. Khi mắc bệnh dại, người bệnh thường sợ nước, gió, co giật dẫn đến liệt và tử vong. Khi người bệnh lên cơn dại, tỉ lệ tử vong gần như là 100%.

Nhiều người thường nghĩ, virus dại lây sang người chủ yếu do vết cắn của chó hoặc mẹo. Tuy nhiên, các nghiên cứu y khoa chỉ ra, khỉ cũng là động vật mang virus dại và chúng có thể lây sang người thông qua các vết cắn.

Empty

Bị khỉ cắn có cần tiêm phòng dại không? Khỉ cũng là một trong những loài động vật có thể gây bệnh dại cho con người

Theo nghiên cứu, trong nước bọt của khỉ cũng chứa rất nhiều virus gây bệnh dại. Nếu không may bị khỉ cắn, khả năng mắc bệnh dại là rất cao. Vết cắn do khỉ gây ra nguy hiểm tương tự như các vết cắn của chó hoặc mèo dại.

Các bệnh nhân bị khỉ cắn thường là do họ trêu, kích động làm chúng nổi nóng dẫn đến phản xạ tự vệ để bảo vệ cơ thể. Trẻ con là đối tượng dễ bị khỉ cắn nhất.

Theo các bác sĩ, khỉ cắn chỉ gây bệnh dại khi con khỉ đó chưa được tiêm phòng dại. Còn trong trường hợp chúng ta bị khỉ đã được tiêm phòng dại rồi cắn thì không đáng lo ngại nhiều. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyên người bị khỉ cắn cần theo dõi sức khỏe và theo dõi con khỉ đó trong khoảng 10 ngày.

Nếu thấy con khỉ có biểu hiện điên cuồng, hung dữ đột ngột thì người bị cắn nên đến trung tâm y tế tiêm phòng dại. Sau 10 ngày nếu con khỉ còn sống thì ngừng tiêm. Song nếu nó chết thì cần tiếp tục tiêm phòng dại ở các liều tiếp theo.

2. Cách sơ cứu khi bị khỉ cắn

Thời gian ủ bệnh dại dài hay ngắn còn tùy thuộc vào vị trí cắn đến dây thần kinh trung ương. Theo đó, vết cắn càng gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Thông thường, người bị khỉ cắn có thời gian ủ bệnh dại từ 30 – 90 ngày (80% trường hợp). Song cũng có những trường hợp nhanh dưới 20 ngày (5 – 10% trường hợp) hoặc chậm hơn 3 tháng (7 -20% trường hợp). Thậm chí kéo dài hơn cả năm (1,8% trường hợp). Thời gian ủ bệnh ngắn nhất được tìm thấy khi vết cắn ở đầu, mặt, tay.

Theo các bác sĩ, ngay từ khi bị khỉ cắn người bệnh nên quan tâm đến vấn đề sơ cứu hơn là thời gian phát bệnh dại do khỉ gây ra. Bởi việc sơ cứu thành công giúp hạn chế tối đa các biến chứng do bệnh dại gây ra.

Việc sơ cứu nạn nhân bị khỉ cắn tương tự như sơ cứu nạn nhân bị chó dại cắn. Cụ thể:

- Đưa nạn nhân đến vòi nước chảy mạnh để rửa sạch vết thương bằng xà phòng (lưu ý nên rửa nhẹ nhàng, không trà xát quá mạnh vào vết khỉ cắn). Mặt khác có thể sử dụng nước muối đặc, dung dịch sát khuẩn như cồn để làm sạch vết thương.

Empty

Bị khỉ cắn có cần tiêm phòng dại không? Tiêm phòng dại là cách duy nhất để chống lại biến chứng do virus dại từ động vật gây ra

- Sau khi làm sạch vết thương thì dùng bông lau khô.  Sau đó dùng cồn, nước muối pha loãng hoặc oxy già để sát trùng lại vết thương, loại bỏ vi khuẩn.

- Nếu thấy vết thương vẫn còn chảy máu sau 10 – 15 phút bị kỉ cắn thì tiến hành cầm máu. Bạn đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế, chờ trong 7 phút để máu ngừng chảy.

- Nếu vết thương do khỉ cắn quá sâu, máu phun ra thành tia thì dùng dây thu để garo xung quanh vết thương và chi. Sau đó đưa ngay nạn nhân đến bệnh viện.

- Với những vết thương sâu thì phải đợi 3 ngày sau mới được khâu vết thương, ngay cả khi khỉ đã được tiêm phòng dại.

Khỉ cắn cần được tiêm phòng dại ngay trong các trường hợp sau:

- Vết cắn quá sâu ở vùng nguy hiểm như đầu, cổ, các chi, bộ phận sinh dục…

- Khi con khỉ cắn có hiện tượng dại hay không thể theo dõi con vật sau khi cắn thì cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện kiểm tra và tiến hành tiêm phòng dại.

Không tiêm ngay mà theo dõi trong vòng 10 – 15 ngày với các trường hợp:

- Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm, xa trung tâm thần kinh.

- Khỉ không có dấu hiệu dại, đã được tiêm phòng dại.

comment Bình luận

largeer