Bị tiểu đường ăn chuối được không?

Bị tiểu đường ăn chuối được không? Theo các chuyên gia y tế, người bị tiểu đường có thể ăn chuối nhưng không nên ăn quá nhiều. Mỗi ngày người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn từ 1 – 2 quả chuối nhỏ và không ăn thêm bất kỳ một loại bánh kẹo, đồ ngọt nào khác.
23/03/2018 08:00

Bị tiểu đường ăn chuối được không?

Tiểu đường hay đái tháo đường là bệnh lý thường gặp. Theo dự tính đến năm 2030, toàn cầu sẽ có khoảng 500 triệu người mắc bệnh tiểu đường và chiếm đến 80% gánh nặng y tế cho các nước có thu nhập trung bình và thấp.

Đặc biệt, bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể là nguyên nhân gây mù lòa, chạy thận và các biến chố nguy hiểm cho tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Đây cũng là bệnh lý hàng đầu dẫn đến tử vong.

Tiểu đường được giải thích là bệnh rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể người bệnh mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất hormone insulin. Nói một cách đơn giản, mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là lượng đường trong máu vượt mức quy định gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Khi bị bệnh tiểu đường, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: khát nước không dứt, đi tiểu nhiều lần, giảm cân rõ rệt. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn hoặc nôn mửa, mờ mắt, nhiexm trùng âm đạo ơ phụ nữ, khô miệng, ngứa da…

Theo chuyên gia y tế, khi bị bệnh tiểu đường ngoài điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp y học khác thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trong. Chế độ ăn uống hợp lý giúp người bệnh ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.

Empty

Bị tiểu đường ăn chuối được không? Người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn chuối chín những cần ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ

Một câu hỏi được nhiều người quan tâm: Bị bệnh tiểu đường có được ăn chuối không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn chuối. Bởi chuối là một loại hoa quả chứa nhiều chất xơ như vitamin C, vitamin B6, kai. Sự kết hợp giữa vitamin B6 và viatmin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa huyết áp hiệu quả.

Mặt khác, trong chuối chín có chứa nhiều  chất TNF (Tumor Necrosis Factor). Chất này có khả năng chống lại các tế bào bất bình thường. Khi ăn chuối chín trứng quốc có khả năng giúp tăng cường tính miễn dịch cho cơ thể.

Một số nghiên cứu chỉ ra, trong chuối chín có nhiều tinh bột có lợi cho việc tăng độ nhạy cảm của insulin và giảm trọng lượng cho người béo phì bị tiểu dường tuýp 2. Ăn chuối còn giúp bổ sung nhiều vi chất mà cơ thể không tự tổng hợp được.

Tuy nhiên, với người mắc bệnh tiểu đường các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyến nghị: có thể ăn chuối những không nên ăn quá nhiều. Bởi trong chuối có chứa lượng đường cao, nhất là trong chuối chín. Tất cả tinh bột trong chuối chuyển hóa thành đường đơn. Đặc biệt là thành phần đường fructose, sucrose, dextrose và glucose.

Hàm lượng đường cao khiến cho tuần hoàn máu chậm dẫn đến quá trình trao đổi chất kém đi. Những người bị tiểu đường tuýp 2 thì không nên ăn chuối chín. Với những người bị tiểu đường tuýp 1 thì có thể ăn khoảng 1 – 2 quả chuối nhỏ mỗi ngày và không nên ăn thêm bất kỳ đồ ngọt gì nữa.

Những loại hoa quả tốt cho người bị bệnh tiểu đường

Trái cây là nguồn cung cấp chất xơ tốt cho cơ thể vì trong chuối có chứa cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa.  Chất xơ không hòa tan giúp hạn chế tăng đường máu ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Đồng thời giúp phòng chống tăng cholesterol trong máu và phòng chống ung thư trực tràng.

Ngoài ra, các loại tría còn giúp cung cấp hàm lượng cao vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Những loại trái cây có màu sậm, đỏ cam rất tốt cho người mắc bệnh tiêu đường.

Theo ThS.BS Phan Hướng Dương (bệnh viện Nội tiết Trung ương): hầu hết những người mắc bệnh đái tháo đường thường ngại ăn các loại trái cây chín và quá ngọt như xoài, nho, dứa, hồng xiêm… họ chỉ ăn những loại ít ngọt như táo, thanh long để kiểm soát lượng đường. Song điều quan trọng với người tiểu đường không phải ăn loại trái cây có độ ngọt nhiều hay ít mà là ăn với lượng bao nhiêu để không lo lắng về việc tăng đường huyết.

Empty

Bị tiểu đường ăn chuối được không? Các loại trái cây màu đỏ chứa nhiều chất xơ không bão hòa và chất chống oxy hóa tốt cho người bệnh tiểu đường

Một số loại trái cây rất tốt cho người bệnh tiểu đường:

- Dưa hấu: theo nghiên cứu, dưa hấu không gây hại cho người mắc bệnh tiểu đường. Bởi dưa hấu chứa nhiều vitamin B và C cũng như beta-carotene, kali và lycopene thấp. Ăn 1 miếng dưa hấu sẽ cung cấp sinh tố cần thiết cho người bệnh.

- Đào: đây là loại trái cây có chứa nhiều vitamin A và C. Đào cũng cung cấp chất xơ không hòa tan giúp chỉ số đường trong máu hạ thấp, rất tốt cho người bệnh tiểu đường.

- Mâm xôi, việt quất: đây là hai loại quả nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho người tiểu đường. Ngoài ra, hai trái cây này còn giúp cung cấp hàm lượng carbs thấp, nhiều chất xơ và các vitamin.

- Đu đủ: đây là loại trái cây tốt cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh lý khác nhau nếu được dùng đúng cách. Với người tiểu đường, ăn 2 miếng đu đủ mỗi ngày sẽ cung cấp 1 khẩu phần cacbon-hydrate, thêm 1 hộp sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ cho một bữa sáng lý tưởng cho bệnh nhân đái tháo đường.

- Táo: là loại trái cây có chứa nhiều chất oxy hóa giúp giảm lượng cholesterol xấy trong máu, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cuofng hệ miễn dịch giúp tiêu hóa chất béo và đường thừa tốt hơn.

Ngoài ra, kiwi, cam, bưởi, roi cũng là những loại quả tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, khi ăn các loại trái cây này người tiểu đường chỉ nên ăn từ 150 – 200g mỗi ngày để cơ thể không bị thiếu hụt các nhóm chất cần thiết và cũng không bị thừa đường.

comment Bình luận

largeer