Bị tiểu đường ăn xôi được không?

Xôi được chế biến từ gạo nếp có chứa chỉ số đường cao. Nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng lượng đường huyết khiến người bệnh tiểu đường trở nên nặng hơn.
24/06/2018 18:56

Bị tiểu đường ăn xôi được không?

Xôi được làm từ gạo nếp do đó chỉ số đường huyết thực phẩm GI luôn cao nhất. Gạo nếp có khả năng khiến đường huyết sau ăn trong máu tăng cao.

Bi tieu duong an xoi duoc khong 3

Gạo nếp có chỉ số đường huyết thực phẩm GI cao nhất

Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo người bị tiểu đường không nên ăn quá nhiều đồ nếp. Nếu ăn xôi không có sự kiểm soát tốt sẽ rất khó làm ổn định mức đường huyết trong cơ thể. Từ đó, làm tăng nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng của bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, nếu muốn ăn cần ăn với số lượng ít, tránh ăn quá nhiều một lúc. Chú ý chia nhỏ bữa ăn, mỗi bữa chỉ nên ăn một chút có kèm rau xanh hoặc salad nhỏ để làm giảm hấp thu đường.

Sau khi ăn 2 tiếng, cần kiểm tra lại đường huyết, nếu chỉ số này lớn hơn 10mmol/l với người tiêm insulin và 7.8mmol/l với người dùng thuốc, nên giảm bớt lượng xôi khi ăn trong những lần sau.

Theo y học cổ truyền, gạo nếp có vị ngọt, tính ấm vào được ba đường kinh tỳ, vị và phế. Gạo nếp và các món xôi đều có công dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, ích phế chỉ hãn. Do đó, chúng thường được dùng để chữa các chứng hư lao, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng, thiểu năng tuần hoàn não ở phụ nữ có thai…

Bi tieu duong an xoi duoc khong 2

Bị tiểu đường ăn xôi được không? Theo các chuyên gia khuyến cáo người bị tiểu đường không nên ăn quá nhiều xôi

Gạo nếp làm xôi được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, xôi làm từ gạo nếp nên cũng chứa chỉ số đường cao.

Theo y học dân gian, bà bầu có thể ăn đồ nếp với một lượng vừa phải, đồ nếp có tác dụng làm giảm cảm giác buồn nôn trong kỳ thai nghén.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, xôi nếp có hàm lượng tinh bột cao nên nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó, đồ nếp có tính dẻo có thể gây cảm giác khó tiêu, đầy bụng, nóng trong khiến bà bầu khó chịu khi mang thai. Do đó, mẹ bầu không nên ăn thường xuyên hay coi đây là món ăn sáng hàng ngày. Đặc biệt với người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần phải hạn chế, ăn ít và cách các bữa ăn có xôi hoặc đồ nếp.

Những ai không nên ăn xôi?

  • Người bị béo phì

Các nghiên cứu đã chỉ ra trong 100 g gạo nếp có 344 kcal. Do đặc tính dẻo, dính nên khi ăn đồ xôi năng lượng nạp vào cao hơn khi ăn cùng số lượng tương đương với cơm tẻ. Do đó, ăn nhiều cơm nếp sẽ khiến cơ thể tăng cân nhanh chóng.

Bi tieu duong an xoi duoc khong 4

Ăn xôi có thể gây béo phì khó kiểm soát

Để tránh bị béo phì, cần đảm bảo ăn uống đa dạng bao gồm cả tinh bột, chất xơ, chất đạm, chất béo và các khoáng chất. Bữa ăn cần đầy đủ các nhóm dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể sức khỏe mà vẫn đảm bảo trọng lượng.

Do xôi cung cấp nhiều năng lượng, chỉ nên ăn vào bữa sáng hoặc bữa trưa, khi cơ thể còn nhiều hoạt động khác để tiêu hao năng lượng, tránh ăn vào buổi tối.

  • Người bị đầy hơi, khó tiêu

Nhiều người có thói quen ăn xôi rán vì mùi vị hấp dẫn, thơm ngon, kích thích vị giác. Hoặc ăn xôi kèm theo rất nhiều thịt, chả, trứng. Tuy nhiên, đây là thói quen có thể khiến cơ thể sẽ tích tụ rất nhiều chất béo, không tốt cho cơ thể. Ăn nhiều xôi dễ khiến bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.

Bi tieu duong an xoi duoc khong 5

Những bị đầy hơi, khó tiêu không nên ăn xôi

  • Người bị nhiệt miệng

Theo Lương Y Vũ Quốc Trung cho biết, gạo nếp là bài thuốc có thể giúp trị cảm mạo, bồi bổ sức khỏe, nấu cháo khi bị động thai. Gạo nếp trong đông y được khuyến cáo những người bị nhiệt miệng, bị bệnh có sốt, chướng bụng… không nên ăn quá nhiều.

Bi tieu duong an xoi duoc khong

Gạo nếp có tính nóng không thích hợp với những người bị nhiệt miệng

  • Người bị mụn nhọt, vết thương bị mưng mủ

Với những người đang có vết thương, mắc bệnh lý bị mưng mủ thường là người thể hàn, tích độc nhiều (béo, đờm dãi nhiều). Vì vậy, những thức ăn có chất dẻo nhiều như xôi có thể gây khó tiêu và tình trạng bệnh nặng nề hơn. Những người mới phẫu thuật, người có những chỗ bị sưng viêm không nên ăn đồ nếp để tránh bị mưng mủ. Đến khi vết thương lành có thể ăn uống bình thường.

comment Bình luận

largeer