Có nên ăn bánh mì khi đói không?

Các loại bánh mì làm từ lúa mạch hay nguyên cám, nguyên hạt có chứa cacbohydrate cao giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể và giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hoá.
20/04/2018 17:37

Có nên ăn bánh mì khi đói không?

Bánh mì là một thực phẩm chế biến từ bột mì, ngũ cốc được nghiền ra trộn với nước và được nướng lò.

Cacbohydrate có trong bánh mì là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng của cơ thể. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, cacbohydrate chiếm khoảng 45 - 65% lượng calo hàng ngày. Trong đó, ngũ cốc nguyên hạt cần chiếm ít nhất một nửa lượng carbohydrate. Vì vậy, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt là lựa chọn tuyệt vời.

Co nen an banh mi khi doi khong 2

Bánh mì là thực phẩm được chế biến từ bột mì hay ngũ cốc

Những lý do này khiến bánh mì là một trong những thực phẩm phổ biến được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là những nước phương Tây. Thói quen ăn bánh mì buổi sáng giúp bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

Ngoài ra, nhiều người cũng lựa chọn bánh mì là món ăn dùng khi đói mà không hề biết rằng bánh mì được làm từ bột lúa mì tinh chế, đã bị loại bỏ hết mầm hạt dinh dưỡng. Đặc biệt là bánh mì trắng còn được cho là gây ra tình trạng tăng đường huyết, tăng cân và dễ gây bệnh tiểu đường nếu ăn nhiều.

Co nen an banh mi khi doi khong

Có nên ăn bánh mì khi đói không? Các chuyên gia cho biết, nên ăn bánh mì không lên men khi đói

Tuy nhiên, không phải loại bánh mì nào cũng làm ảnh hưởng đến đường huyết. Loại bánh mì không lên men hoàn toàn khác với bánh mì lên men ở trên. Đây là bánh mì nguyên hạt không sử dụng chất lên men. Trong bánh mì này có chứa chất cacbohydrate cùng nhiều dưỡng chất quan trọng, cần thiết cho cơ thể.

Các chuyên gia cho rằng, nên ăn bánh mì không lên men khi bụng đói, đặc biệt là buổi sáng sớm thích hợp nhất.

Một số lợi ích khi ăn bánh mì

Tốt cho sức khoẻ đường ruột

Bánh mì là nguồn chất xơ phong phú rất tốt cho hệ thống tiêu hóa. Chất xơ giúp làm mềm phân, từ đó giải quyết được tình trạng táo bón. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, đàn ông trên 50 tuổi cần 38g chất xơ mỗi ngày và phụ nữ là 25g. Thông thường 2 lát bánh mì cung cấp khoảng 1/3 nhu cầu chất xơ cho mỗi người.

Co nen an banh mi khi doi khong 3

Bánh mì có chứa chất xơ dồi dào có lợi cho hệ đường ruột

Giảm nguy cơ bệnh tim

Bánh mì giúp giảm nguy cơ bệnh mạch vành. Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trường ĐH Glasgow (Anh), ăn bánh mì với dầu ô liu mỗi ngày, các dấu hiệu về bệnh tim được cải thiện trong 6 tuần.

Cải thiện tâm trạng

Cơ thể cần chất folate và axit folic để giúp các dây thần kinh khỏe mạnh. Phụ nữ trong độ tuổi sinh nở nên bổ sung khoảng 400mg những chất này hằng ngày và 4 lát bánh mì để cung cấp 1/4 nhu cầu đó. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy trong bánh mì có chứa vitamin E, vitamin B, photpho, magie, sắt và kẽm. Các chất này có thể bảo vệ chống lại chứng bệnh tinh thần, từ đó thúc đẩy tâm trạng. Đặc biệt, chất sắt giúp cơ thể tràn đầy sinh lực và giúp não bộ làm việc chính xác, tự tin.

Tốt cho xương

Theo trang Readandshare, 4 lát bánh mì mỗi ngày cung cấp 164 mg can xi (tương tự 100 gr sữa chua) trong khẩu phần 800 mg can xi mỗi ngày mà cơ thể cần. Do đó, ăn bánh mì sẽ giúp tăng đáng kể lượng can xi cho xương.

Làm đẹp da

Làn da rất cần protein - chất cần thiết giữ cho da khỏe mạnh và trẻ đẹp. Do đó, bốn lát bánh mì mỗi ngày có thể cung cấp 1/4 lượng protein cho phụ nữ và 1/5 cho nam giới.

Co nen an banh mi khi doi khong 4

Ăn bốn lát bánh mì mỗi ngày giúp cung cấp lượng protein cần thiết cho làn da khoẻ đẹp

Tốt cho hoạt động của não bộ

Chất sắt giúp bổ sung năng lượng và giúp não bộ làm việc chính xác và tự tin. Hiện nay rất nhiều phụ nữ ở Anh ăn quá ít chất sắt vì thế mà họ luôn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, hay gắt gỏng trong khi làm việc. Từ năm 1953 chất sắt đã được thêm vào bột bánh mì.

Những tác hại của việc ăn bánh mì

Làm lượng đường trong máu tăng

Bánh mì được làm từ ngũ cốc khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành chất glucose trong máu làm sản sinh chất insulin. Lượng đường trong máu tăng lên tạo cảm giác thèm ăn, sẽ ăn thường xuyên và liên tục dẫn đến nguy cơ béo phì.

Chứa chất gluten

Nguyên liệu chính của bánh mì là lúa mì, trong đó có chứa gluten - một loại protein khiến cơ thể mệt mỏi, tổn thương đường ruột, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Nếu lạm dụng bánh mì có thể gây bệnh táo bón, rối loạn tiêu hoá.

Thiếu chất dinh dưỡng

Bánh mì và những sản phẩm chế biến từ bánh mì thường không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Do nó được làm từ ít bột nhào với bột nở khiến bánh phồng to. Vì vậy, nó không có chất dinh dưỡng. Thực chất, bánh mì chỉ là một loại thức ăn bổ sung có tác dụng chữa đói tạm thời. Vì vậy, không nên lạm dụng loại thực phẩm này thường xuyên và trong thời gian dài.

Co nen an banh mi khi doi khong 5

Thực tế, bánh mì và các sản phẩm chế biến từ bánh mì thường không cung cấp đủ dưỡng chất

Nên lựa chọn các loại bánh chế biến từ bột mì hoặc ngũ cốc để có hàm lượng dinh dưỡng nhiều hơn.

Bánh mì chứa nhiều muối

Hầu hết các loại bánh mì, đặc biệt là các loại đóng gói từ siêu thị, chứa rất nhiều muối. Đặc biệt khi ăn bánh mì dưới dạng hamburger, pizza hay sandwich có nghĩa đang hấp thu một lượng muối vượt mức vào cơ thể.

Ảnh hưởng đến não bộ, gây mệt mỏi

Loại protein chuyển đổi gene có chứa trong bánh mì, vì vậy nếu hấp thu quá nhiều có thể dẫn đến mệt mỏi, thiếu chất xơ khiến não bộ không hoạt động bình thường.

comment Bình luận

largeer