Những cấp độ của bệnh chân tay miệng ở trẻ em?

Thông thường rất nhiều các phụ huynh thường coi nhẹ bệnh chân tay miệng bởi nghĩ là chỉ cần chăm sóc tốt thì chúng sẽ tự khỏi. Nhưng đấy chỉ là đối với một số trường hợp ở cấp độ nhẹ còn với những cấp độ nặng thì lại khác.
31/10/2018 14:00

Phân cấp độ của bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Hầu hết những trẻ bị chân tay miệng sẽ phân thành nhiều cấp độ khác nhau. Tuy nhiên điển hình sẽ gồm có những cấp độ chính như:

cap-do-tay-cahn-mieng-o-tre

Những cấp độ của bệnh chân tay miệng ở trẻ em các mẹ cần nắm được

Cấp độ thứ nhất, đây là cấp độ có thể coi là nhẹ nhất và may mắn khi trẻ ở cấp độ này. Bởi với cấp độ 1 thì chỉ là những tổn thương tại bề mặt ngoài da phát ban, mọc mụn ở chân tay hoặc lở loét trong và ngoài miêng… ở cấp độ này thường thì sẽ chỉ cần chăm sóc vệ sinh cẩn thận thì bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 1 tuần và cũng sẽ không có những biến chứng khác. Tuy nhiên nếu như các phụ huynh không giữ vệ sinh cho trẻ hàng ngày sạch sẽ nhất là những vùng bị lở loét hoặc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thì có thể bệnh sẽ lâu khỏi hơn hoặc có thể gây nhiễm trùng da, để lại sẹo cho trẻ về sau.

cap-do-tay-cahn-mieng-o-tre2

Những cấp độ của bệnh chân tay miệng ở trẻ em và biểu hiện ra bên ngoài

Cấp độ thứ 2, ở cấp độ này thì trẻ sẽ bắt đầu có những biểu hiện bị ảnh hưởng của việc tổn thương thần kinh. Trẻ có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ, sốt kéo dài và có thể trẻ còn thường xuyên bị giật mình, mạch đập nhanh hơn bình thường, ngủ gà,… thậm chí các mẹ chỉ có thể thấy trẻ bị run chân run tay, mắt giật liên tục, hay bị sặc, đi lại không vững hay bị ngã. Khi trẻ bị chân tay miệng ở cấp độ này thì các cha mẹ nên đưa trẻ đến viện khám để được kê thuốc và có những cách điều trị để ngăn chặn biến chứng diễn ra, tránh trường hợp cố tình để trẻ ở nhà theo dõi 1 – 2 thì rất dễ khiến trẻ bị nặng hơn.

Cấp độ thứ 3, đây là cấp độ khá nguy hiểm đối với trẻ nếu không được theo dõi thường xuyên và điều trị kịp thời. Biểu hiện của cấp độ này thể hiện ở việc trẻ thay đổi huyết áp, tăng huyết áp và nhịp thở bất thường. Với cấp độ 3 thì sau khi trẻ được đưa vào viện các bác sĩ sẽ cho trẻ thở oxy, theo dõi nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim thường xuyên.

Cấp độ thứ 4 là một trong những cấp độ của bệnh chân tay miệng ở trẻ em mà có mức độ nguy hiểm cao nhất cũng như quá trình điều trị khá phức tạp và nhiều rủi ro. Bởi lúc này trẻ đã có những biểu hiện của việc mạch đập rất nhanh hoặc rất chậm chúng thay đổi liên tục rất khó để kiểm soát. Ngoài ra thì cơ thể trẻ bị lạnh toàn thân, người đổ nhiều mồ hôi, bắt đầu có những dấu hiệu của thở bằng bụng, thanh quản rít lại nên tiếng thở khò khè khó nghe, da mặt tái lại…

Hy vọng rằng qua những gợi ý về những cấp độ của bệnh chân tay miệng ở trẻ em sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm để nhận biết tình trạng bệnh một cách chính xác.

comment Bình luận

largeer