Cây ngải cứu có tác dụng gì?
Cây ngải cứu là gì?
Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris L, thuộc họ Cúc Asteraceae. Dân gian còn gọi với các tên khác như ngải điệp, cây thuốc cao hay cây thuốc cứu có nhiều công dụng như trị mụn, lưu thông máu lên não, an thai, điều hòa kinh nguyệt…
Cây ngải cứu có tác dụng gì? Ngải cứu có nhiều công dụng như trị mụn, an thai, điều hoà kinh nguyệt...
Cây ngải cứu là cây sống lâu năm với thân có nhiều rãnh dọc. Lá ngải cứu không có cuống, mọc so le cùng hai mặt lá có màu khác nhau, mặt trên màu lục sẫm, nhẵn còn mặt dưới có nhiều lông nhỏ màu trắng tro.
Ngải cứu mọc hoang ở nhiều nơi và được dùng để chế biến món ăn hay làm dược liệu trị bệnh. Được biết, ngải cứu phơi khô để nhiều năm càng có giá trị cao, ngải cứu phơi khô gọi là ngải điệp còn phơi khô cắt thành bột vụn rây lọc lấy lông trắng và tơi là ngải nhung.
Dược liệu ngải cứu có chứa tinh dầu, avonoid, coumarin, các chất sterol… Trong cây có tinh dầu (0,2 - 0,34%) mà thành phần chủ yếu là cineol, -thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachol alcol, adenin, cholin.
Cây ngải cứu có tác dụng gì? Trong cây ngải cứu có chứa tinh dầu, avonoid, coumarin, các chất sterol...
Trong cụm hoa có tinh dầu với hàm lượng cineol cao nhất, ở các chồi tươi và khô, hàm lượng cineol có khi tới 30%. Ngải cứu đã phơi hay sấy khô có vị đắng, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng điều hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu.
Ở Ấn Độ, cây ngải cứu được dùng để điều kinh, trị giun, kháng sinh và lợi tiêu hoá; rễ bổ và kháng sinh. Theo Đông y, ngải cứu là loại cây thuốc chữa bệnh, có thể chế biến thành những món ăn ngon và bổ cho sức khỏe, giúp xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng… và là một trong những vị thuốc bổ dành cho người bị động thai, sảy thai liên tiếp, nổi bật nhất là giúp cơ thể nhuận tràng, lợi tiểu.
Tác dụng của cây ngải cứu
Điều hòa kinh nguyệt (chữa đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt)
Nữ giới trước khi có kinh 1 tuần, hàng ngày dùng 6 - 12g ngải cứu hãm với nước sôi như trà hoặc sắc nước uống, chia thành 3 lần trong ngày. Ngoài ra, cũng có thể uống dưới dạng cao đặc 1 - 4g hoặc dạng bột 5 - 10g.
Cây ngải cứu có tác dụng điều hoà kinh nguyệt
Nếu bị kinh nguyệt không đều dùng 10g ngải cứu khô sắc với 200ml nước cô còn 1/2, cho thêm chút đường uống 2 lần trong ngày. Có thể uống gấp đôi liều, sau 1 - 2 ngày thấy hiệu quả, kinh đỏ, người đỡ mệt giảm lượng cần dùng.
Tốt cho phụ nữ mang thai
Ăn ngải cứu khi mang thai an toàn cho bé, không có tác dụng kích thích với tử cung vì vậy không làm sảy thai.
Những người mang thai mà bị chứng đau bụng, ra máu thì dùng lá ngải cứu 16g và lá tía tô 16g sắc với 600ml nước cho đến khi chỉ còn 100ml, uống 3 - 4 lần trong ngày giúp an thai.
Sơ cứu vết thương
Giã nát lá ngải cứu tươi với 1/3 thìa cà phê muối đắp lên vết thương giúp cầm máu và giảm đau nhức.
Ngải cứu trị mụn, mẩn ngứa và làm trắng da
Giã nát lá ngải cứu tươi đắp lên mặt, để 20 phút rồi rửa sạch, làm đều đặn giúp trị mun và có làn da trắng hồng.
Trẻ nhỏ bị rôm sảy
Giã nát lá ngải cứu, chắt lấy nước cho trẻ tắm.
Trị đau thần kinh tọa, buốt nhức khớp xương, hoa mắt đâu đầu
Giã nát 300g ngải cứu, cho thêm mật ong khoảng 2 muỗng. Vắt lấy nước uống 2 bữa trưa và chiều, uống liên tục trong 2 tuần.
Giúp lưu thông máu lên não
Bổ sung món trứng rán ngải cứu vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp lưu thống máu lên não.
Cây ngải cứu có tác dụng gì? Trứng rán ngải cứu giúp lưu thông máu lên não
Kém ăn, cơ thể suy nhược
Dùng ngải cứu 250g, câu kỷ tử 20g, đinh quy 10g, lê 2 quả, 1 con gà ác (hoặc gà ri) nặng 150g, sau đó cho vào nồi với nửa lít nước, nêm gia vị vừa ăn. Nấu sôi, hạ nhỏ lửa hầm đến khi còn 250ml nước, ăn làm 5 lần trong ngày. Dùng liên tục trong 2 tuần.
Trị đau đầu, đau dây thần kinh, ho, cảm cúm, đau cổ họng
Dùng ngải cứu 300g, lá bưởi 100g (có thể thay bằng lá chanh, quýt), lá khuynh diệp 100g để đun 20 phút với 2 lít nước sau đó xông 15 phút.
Ngoài ra, cũng có thể dùng 300g ngải cứu, lá tía tô 100g, lá sả 50g, tần dày lá 100g đun sôi với nửa lít nước. Uống trong ngày lúc khát, liên tục trong 5 ngày.
Muối ngải cứu giảm mỡ bụng
Dùng 1kg muối rang với một bó ngải cứu to cho đến khi ngải mùi, cho vào 1 chiếc túi nhỏ chườm bụng 2 lần mỗi ngày. Có tác dụng làm tan mỡ, mềm cơ bụng, giữ ấm, ngăn ngừa táo bón, các bệnh phụ khoa, đa lưng sau mang thai.
Tác dụng phụ của cây ngải cứu
Phụ nữ có thai chỉ nên ăn ngải cứu 1 - 2 lần mỗi tuần, mỗi lần chỉ từ 3 - 5 ngọn nhỏ sẽ có tác dụng an thai. Tuy nhiên ăn quá nhiều có thể làm tăng co bóp cổ tử cung, bị ra máu dễ dẫn tới sinh non hoặc sảy thai.
Người bị viêm gan cần tránh ăn ngải cứu vì trong tinh dầu ngải cứu chứa thành phần có độc tính, khi đi vào gan sẽ gây rối loạn chức năng chuyển hóa của tế bào gan, dẫn đến viêm gan cấp tính vì trúng độc, viêm gan vàng da làm gan to, tiểu đục hoặc nước tiểu chứa dịch mật (chứng biliuria).
Người sức khỏe tốt, không có bệnh không nên dùng trà hoặc nước sắc ngải cứu thường xuyên.
Cây ngải cứu cũng có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cần hạn chế và ăn đúng cách
Người bị xơ vữa động mạch vành, bệnh sỏi thận… hạn chế ăn món trứng rán ngải cứu.
Người có thể trạng yếu, mới ốm dậy, người già, phụ nữ sau khi sinh không mắc các bệnh viêm gan, sỏi hay xơ vữa 2 ngày ăn 1 quả trứng bắc ngải cứu có tác dụng tốt.
Ăn ngải cứu giúp nhuận tràng, tăng đi tiểu, tuy nhiên cần đặc biệt tránh với người bị rối loạn đường ruột cấp tính.
Người bị trúng độc do ăn ngải cứu lúc đầu họng và miệng bị kích thích nhẹ, họng có cảm giác khát và khô. Sau nửa giờ dùng thuốc có các triệu chứng khó chịu tại vùng thượng vị, buồn nôn, lợm giọng, đau bụng… do ruột, dạ dày bị viêm cấp tính. Sau vài ngày, lúc này dược chất đã đi vào gan sẽ gây rối loạn chức năng chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan vàng da, viêm gan cấp tính, gan to, tiểu đục, tiểu chứa dịch mật.
Ngoài ra, dược chất của ngải cứu có thể làm tổn hại đến huyết quản, thành vi huyết quản, gây xung huyết hoặc xuất huyết tử cung, dẫn tới sảy thai,…
Độc tính từ ngải điệp tác động đến thần kinh trung ương, cụ thể trong điều trị bệnh dùng để gây hưng phấn vỏ não và tổ chức hạ bì. Tuy nhiên nếu dùng quá nhiều sẽ làm tay chân bị run, toàn thân co giật. Sau vài lần có thể dẫn tới co cứng (kinh quyết), nói không rõ ý và thậm chí là tê liệt. Dùng kinh hiển vi kiểm tra có thể phát hiện tế bào não bị tổn thương. Tuy khỏi bệnh nhưng vẫn có thể để lại những hậu quả như viêm thần kinh, ảo giác, hay quên...
Theo các chuyên gia, người bình thường chỉ nên ăn ngải cứu từ 1 - 2 lần/tuần. Đối với người không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên giống như nước trà.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm