Thiếu i ốt gây bệnh gì?

Thiếu i ốt có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe như: giảm khả năng lao động, tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổ, suy tuyến giáp. Ở trẻ nhỏ, thiếu I ốt làm chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng.
21/06/2018 23:42

1. Việt Nam là quốc gia thiếu I ốt trầm trọng

I ốt (muối I ốt hay muối ăn – NaCl) là một khoáng chất cần thiết đối với sự phát triển của cơ thể con người. Theo nghiên cứu, thiếu I ốt ảnh hưởng đến khoảng 2 tỷ người và là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm.

I ốt được xem là chất quan trọng để giúp tuyến giám tổng hợp các hormone điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển cơ quan sinh dục và các bộ phận khác như tim, lông, móng, hệ tiêu hóa…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày cơ thể cần nạp khoảng 250 – 750 microgram I ốt. I ốt chủ yếu được dung nạp thông qua việc ăn uống. I ốt đi vào ruột và được hấp thụ vào máu.

Việc cung cấp thừa I ốt hoặc thiếu I ốt cho cơ thể đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các hệ cơ quan. Tình trạng thiếu I ốt hiện đang là vấn đề nan giản trên thế giới và nhất là đối với Việt Nam.

Ngày 20/6 tại Hội thảo tập huấn vai trò của báo chí truyền thông phòng chống thiếu hụt vi chất dinh dưỡng do Liên hợp Các tổ chức khoa hoc và kỹ thuật Việt Nam phối hợp với UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc) đã cảnh báo: Việt Nam là quốc gia thiếu I ốt hết sức trầm trọng.

Empty

Thiếu i ốt gây bệnh gì? Thiếu i ốt ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của tuyến giáp

Theo báo cáo của mạng lưới I ốt toàn cầu, Việt Nam hiện vẫn nằm trong top 19 nước có tình trạng thiếu I ốt tồi tệ nhất thế giới. Nếu tình trạng này không được cải thiện thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của người Việt.

Theo cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong (Bộ Y tế): tỷ lệ thiếu hàm lượng i-ốt trong cơ thể người Việt Nam rất cao. Số trẻ em 8-10 tuổi bị bướu cổ tăng lên 9.8%, và thiết hụt i-ốt lại là vấn đề sức khỏe cộng đồng.

Mặc dù tỉ lệ người thiếu I ốt tăng cao nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến nghị một số đối tượng nên hạn chế sử dụng I ốt để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Đối tượng nên hạn chế dùng I ốt là những bệnh nhân tim và thận.

Người bệnh này nên giảm lượng muối tiêu thụ mỗi ngày để tránh nguy cơ mắc xơ vữa động mạch, tăng huyết áp. Những người mức bệnh cường giáp cũng không nên dùng muối I ốt để tránh tình trạng lồi mắt, run tay chân.

2. Thiếu i ốt gây bệnh gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tình trạng thiếu I ốt đang quay trở lại và nó trở thành nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như:

  • Bướu cổ

Theo nghiên cứu, bướu cổ là sự tăng thể tích của tuyế giáp do cơ thể bị thiếu hụt I ốt. Khi cơ thể bị thiếu I ốt, tuyến giáp sẽ phải làm việc nhiều hơn để tổng hợp thêm nội tiết tố dẫn đến tình trạng tuyến giáp to lên, gây bướu cổ.

Khi bướu cổ phát triển với kích thước lớn, chèn lên đường thở, đường ăn uống gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

  • Suy giảm chức năng tuyến giáp

Tuyến giáp có chức năng tăng tổng hợp protein giúp cơ nở to, rắn chắc. Hormone tuyến giáp kích thích tất cả các yếu tố liên quan đến trao đổi carbohydrate. Bao gồm tăng khả năng chuyển glucose từ ngoài vào trong tế bào, tăng dự trữ glycogen ở gan và cơ, tăng tổng hợp glucose từ các nguồn thực phẩm.

Tuy nhiên, nếu cơ thể không được bổ sung lượng I ốt cần thiết thì sẽ làm tăng nguy cơ suy giáp. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tổng hợp hormone của tuyến giáp gây ra nhiều hệ quả nguy hiểm.

Empty

Thiếu i ốt gây bệnh gì? Chức năng tuyến giáp bị suy giảm ản hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh, tim mạch và hệ tiêu hóa

  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ

Việc thiếu I ốt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tầm vóc, trí tuệ và giảm kết quả học tập của trẻ. Một số nghiên cứu chỉ ra, những đứa trẻ được chẩn đoán tiếu I ốt thường chậm lớn, nói ngọng, ngễnh ngãng.

Theo WHO, thiếu I ốt ở mức độ nhẹ cũng lấy mất đi của mỗi trẻ 13,5 điểm IQ, làm giảm năng lực học tập và trí tuệ… Cũng theo WHO, trên thế giới từ năm 1993 đến 2003 có đên 707,7 triệu trẻ em từ 6-12 tuổi bị bướu cổ trên tổng số 848 triệu em, chiếm 83,5% tổng số trẻ em từ 6-12 tuổi. Trong đó Việt Nam nằm trong khu vực thiếu iốt có tỉ lệ rất cao chiếm tỷ lệ 95,7%.

  • Thiếu I ốt làm tăng nguy cơ sảy thai

Các nghiên cứu chỉ ra, phụ nữ đang mang thai thiếu I ốt dễ bị sảy thai, sinh non, thai chết. Bởi vậy, khi mang thai phụ nữ nên đi kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp để xem mình có bị thiêu I ốt hay không.

Để hạn chế tất cả các bệnh lý trên do thiếu I ốt chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị người dân nên bổ sung I ốt thông qua các bữa ăn. Tuy nhiên, hàm lượng I ốt cần cho mỗi người là bao nhiêu thì nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.

comment Bình luận

largeer