Thời gian ủ bệnh ghẻ bao lâu?

Thời gian ủ bệnh ghẻ bao lâu? Bệnh ghẻ là một trong những vấn đề y tế toàn cầu bởi nó dễ lây lan nếu điều trị chậm trễ và ý thức của cộng đồng kém. Thông thường thời gian ủ bệnh ghẻ kéo dài từ 10 – 15 ngày. Một số đối tượng thời gian ủ bệnh lên đến 40 ngày.
09/02/2018 10:00

Một số thông tin cần biết về bệnh ghẻ

Theo Wiki, ghẻ hay ghẻ Na Uy là bệnh truyền nhiễm do loài ký sinh trùng cái ghẻ gây ra. Chúng thường xâm nhập vào lớp thường bị trên da để gây bệnh. Chúng tiền hành đào các hang, rãnh trên da gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và gây nhiễm trùng da.

Cái ghẻ được phát hiện từ thế kỷ 16 nhưng mãi đến thế kỷ 18 nó mới được chứng minh là nguyên nhân gây bệnh ghẻ ở người. Tổ chức Y tế thể giới WHO coi bệnh ghẻ là một trong những vấn đề y tế toàn cầu cần được quan tâm bởi chúng lây lan nhanh.

Ở Việt Nam, ghẻ là bệnh lý khá phổ biến. Bệnh thường xuất hiện ở những vùng đông đúc dân cư, nhà cửa ẩm thấp, chật hẹp, thiếu vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt. Bệnh ghẻ được chứng minh có thể lây từ người sang người thông qua việc tiếp xúc quần áo, chăn gối..

Bệnh ghẻ không phải là bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng nhưng nếu không điều trị kịp thời bệnh cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng, chàm hóa, viêm cầu thận cấp.

Empty

Thời gian ủ bệnh ghẻ bao lâu? Cái ghẻ là nguyên nhân chính gây bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ có tính lây cao, nó có thể bùng phát thành dịch bệnh trong cộng đồng. Cái ghẻ chính là nguyên nhân lây lan bệnh từ người sang người. Ghẻ ký sinh dưới lớp thượng bì và đào hang tại đó.

Theo thống kê, mẫu ngày ghẻ cái để từ 1 – 5 trứng, trứng sau 72 – 96 giờ nở thành ấu trùng, sau 5 – 6 lần lột xác (trong vòng 20 – 25 ngày) trở thành cái ghẻ trưởng thành. Sau đó tiếp tục đào hang, giao hợp và sản sinh lứa ghẻ mới.

Ghẻ là loại ký sinh trùng sinh sôi cực nhanh. Trong điều kiện thuận lợi, 1 con ghẻ cái sau 3 tháng có thể sinh đến 150 triệu con ghẻ con. Ban đêm là thời gian người bệnh bị ngứa ngáy nhiều nhất bởi lúc này ghẻ cái bỏ ra ngoài hang tìm ghẻ đực. Đây cũng là thời điểm dễ khiến ghẻ lây lan sang người khác nhất do người bệnh ngứa, gãi ghẻ dẫn đến ghẻ bắn vương vãi ra quần áo, chăn màn. Người khác chạm vào dễ bị lây ghẻ.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết trên hành tinh có nhiều loại ghẻ khác nhau, có loại lây bệnh ở động vật như ngựa, cừu, dê, lợn, chó, mèo… nhưng cũng có loại gây bệnh ở người. Riêng loại ghẻ lạc đà thì cái ghẻ giống ở người nên cũng có thể gây bệnh ở người.

Thời gian ủ bệnh ghẻ bao lâu?

Theo các bác sĩ, cái ghẻ sau khi xâm nhập vào lớp thượng bì da người sẽ tiến hành đào các đường hầm ngoằn nghèo để phá hủy mô dưới da và biến nó thành thức ăn, nơi trú ngụ kín đáo. Những đường hầm này chỉ điờng giới hạn ở lớp sừng của thượng bì.

Thông thường, mỗi con ghẻ sẽ đào đường hầm từ 2 – 3mm. Mỗi con ghẻ có chu trình phát triển từ 8 – 15 ngày. Vòng đời của chúng kéo dài từ 4 – 5 tuần. Tất cả các giai đoạn phát triển của ghẻ đều có khả năng lây nhiễm.

Theo nghiên cứu, thời gian ủ bệnh ghẻ từ khoảng 2 – 40 ngày, song trung bình là khoảng từ 10 – 15 ngày tính từ thời điểm cái ghẻ xâm nhập vào da con người. Những người nhiễm bệnh lần đầu thường có triệu chứng nguwad xuất hiện sau 6 – 8 tuần. Còn người đã tiếp xúc trước đó với cái ghẻ thường có triệu chứng sớm hơn.

Như vậy có thể thấy thời gian ủ bệnh của cái ghẻ không dài, cũng không ngắn. Đối với những người ít hiểu biết về bệnh ghẻ hoặc chủ quan thì thường không phát hiệ ra mình bị nhiễm cái ghẻ. Đại đa số người bệnh thường mặc định hiện tượng ngứa là do phản ứng cơ địa của mỗi người.

Sau thời gian ủ bệnh sẽ đến giai đoạn toàn phát. Lúc này trên cơ thể người bệnh bắt đầu xuất hiện những triệu chứng bệnh rõ ràng nhất. Ở những vị trí như lòng bàn tay, kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, cùi tay, bờ trước nách, quanh rốn, mông, 2 chân.. sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh rõ ràng nhất.

Empty

Thời gian ủ bệnh ghẻ bao lâu? Ghẻ ủ bệnh từ 2 - 40 ngày tùy cơ địa của từng người

Đối với nam giới, khi bệnh ghẻ toàn phát sẽ gây tổn thương quy đầu, thân dương vật. Đối với phụ nữ, khi bệnh ghẻ toàn phát gây tổn thương ở núm vú. Đối với trẻ nhỏ, khi bệnh toàn phát sẽ gây tổn thương ở gót chân, lòng bàn chân. Bệnh ghẻ thường ít gây tổn thương ở vùng mặt.

Tổn thương ghẻ gây ra cho người bệnh là luống ghẻ và mụn nước. Ở giai đoạn thứ phát, ghẻ làm xuất hiện các vết xước gãi, vết trơn, sẩn, vẩy tiết, mụn nước, mụn mủ, chốc nhọt… sẹo thâm màu, bạc màu.

Những tổn thương thứ phát và diễn biến chứng nhiễm khuẩn, viêm da, eczema hoá thư­ờng che lấp, làm lu mờ tổn thương đặc hiệu gây khó khăn trong quá trình chẩn đoán bệnh. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng ngứa, ngứa nhiều về đêm thì nên đến bệnh viện để soi da chẩn đoán bệnh.

Về triệu chứng cơ năng, người bệnh sẽ thường cảm thấy ngứa về đêm, nhất là thời điểm đi ngủ. Bởi đây là lúc ghẻ phun độc tố để đào hang. Nếu người bệnh gãi nhiều dễ gây nhiễm khuẩn và gây sốt nhẹ.

Trong thời gian toàn phát, việc chẩn đoán bệnh ghẻ rất đơn giản vì các bác sĩ sẽ dựa vào những tổn thương đặc biệt, triệu chứng lầm sàng, ngứa nhiều về đêm… Soi tươi: dùng curette nạo mụn nước ở đầu luống ghẻ hoặc nạo luống ghẻ, cho lên lam kính, nhỏ một giọt KOH 10%, soi kính hiển vi thấy trứng hoặc cái ghẻ. Hoặc sử dụng kính lúp soi bắt được cái ghẻ nằm ở cuối đường hầm  trong da.

So với các bệnh lý khác thì việc điều trị cái ghẻ khá đơn giản, người bệnh chỉ cần diệt sạch cái ghẻ là được. Hầy hết các phương pháp điều trị hiện nay đều cho hiệu quả tốt. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn trong thời gian từ 2 – 7 ngày.

Thời gian ủ bệnh ghẻ bao lâu? Clip mô tả vòng đời của cái ghẻ

 

comment Bình luận

largeer