Thời gian ủ bệnh viêm tuyến nước bọt bao lâu?

Viêm tuyến nước bọt là hiện tượng tuyến nước bọt mang tai bị viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virus, nấm hoặc dị ứng. Ở Việt Nam hiện chưa có thống kê nào về số người mắc bệnh này. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 12 – 25 ngày, trung bình khoảng 18 ngày.
11/04/2018 14:52

Thời gian ủ bệnh viêm tuyến nước bọt bao lâu?

Tuyến nước bọt là hệ thống nước bọt nằm trong khoang miệng, có chức năng quan trọng trong quá trình làm ẩm ướt khoang miệng chống sâu răng và quá trình nhào lộn thức ăn. Tuy nhiên, cũng giống như các cơ quan chức năng khác tuyến nước bọt cũng có thể mắc bệnh nếu gặp phải một số tác nhân gây hại.

Theo nghiên cứu, viêm tuyến nước bọt là tình trạng tuyến nước bọt bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm hay tác nhân dị ứng nào đó. Thông thường, viêm tuyến nước bọt chủ yếu xảy ra ở vùng tuyến nước bọt mang tay và dưới hàm.

Viêm tuyến nước bọt có biểu hiện điển hình là tình trạng sưng cấp tính của tuyến, đau tăng và sưng tăng khi ăn. Tác nhân gây ra bệnh này là Paramyxovirus lây truyền do tiếp xúc trực tiếp hay do những hạt nước bọt bắn ra từ miệng bệnh nhân. Viêm tuyến nước bọt là bệnh lý lưu hành theo từng địa phương. Xuất hiện chủ yếu vào mùa đông xuân, cao điểm là vào tháng giêng.

Bệnh viêm tuyến nước bọt thường gặp ở trẻ em và thanh niên, trong đó nhiều nhất là trẻ 5 tuổi. Tỉ lệ mắc vệnh giữa nam và nữ là tương đương nhau. Nhưng ở nam tỉ lệ biến chứng thường cao hơn. Bệnh có thể gây biến chứng viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm não, điếc…

Được biết, thời gian ủ bệnh viêm tuyến nước bọt từ 18 – 21 ngày (tương đương 2 – 3 tuần), trung bình thường ủ bệnh trong khoảng 18 ngày. Thời gian ủ bệnh không gây ra các triệu chứng cụ thể.

Empty

Thời gian ủ bệnh viêm tuyến nước bọt dài ngắn còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người

Ở giai đoạn phát bệnh, vi khuẩn gây viêm tuyến nước bọt gây tổn thương tổ chức kẽ chủ yếu là gây phù nề, giãn mạch, thâm nhiễm lympho và tương bào. Bệnh có thể gây hoại tử tuyến ri rác. Biểu hiện chính của bệnh vẫn là tình trạng sưng đau vùng quanh tai. Thể lâm sàng thường gặp là tình bệnh quai bị ở trẻ nhỏ.

Vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể trong thời gian rất ngắn chỉ từ 24 đến 36 tiếng đồng hồ. Đây là giai đoạn có khả năng lây nhiễm cao nhất. Lúc này, người bệnh sẽ bị sốt cao, mạch nhanh, mệt mỏi, đau tai, sờ vùng tuyến mang ta đôi khi có thể gây đau nhức. Kèm theo hiện tượng khô miệng, niêm mạc quanh ống stenon đỏ.

Tóm lại, nếu bị mắc viêm tuyến nước bọt người bệnh có dấu hiệu bệnh lý sau:

- Miệng có mùi vị bất thường

- Miệng không thể mở quá lớn, luôn cảm thấy đau khi mở miệng

- Có mủ trong miệng, khô miệng

- Luôn cảm thấy đau mặt, sưng và đỏ hàm ở phía dưới tai, dưới hàm hoặc trên cùng của miệng.

- Có hiện tượng sưng mặt hoặc cổ và xuất hiện nhiễm trùng khác như sốt, ớn lạnh, khó thở, khó nuốt.

Theo các bác sĩ, cách điều trị viêm tuyến nước bọt như thế nào còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, nguyên nhân và các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Nếu viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn gây sốt, có mủ thì có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, chọc hút mủ.

Hầu hết các trường hợp vị viêm tuyến nước bọt không phải phẫu thuật. Phẫu thuật chỉ thực sự cần thiết đối với trường hợp viêm tuyến nước bọt mãn tính hoặc tái phát liên tục.

Bệnh viêm tuyến nước bọt và bệnh quai bị có giống nhau không?

Hiện nay có rất nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh viêm tuyến nước bọt và bệnh quai bị. Bởi cả hai bệnh lý này đều có triệu chứng biểu hiện ở tuyến nước bọt, mà thường gặp nhất là tuyến nước bọt ở mang tai. Tuy nhiên, theo nghiên cứu bệnh viêm tuyến nước bọt và bệnh quai bị là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau.

Điểm khác biệt giữa viêm tuyến nước bọt và bệnh quai bị:

Viêm tuyến nước bọt:

- Đây là bệnh lý đơn thuần do các loại vi khuẩn như Staphylococcus aureus, do virus Iryfluenza, Parainfluenza, coxsackie... gây nên hoặc do sỏi làm tắc ống dẫn nước bọt.

- Viêm tuyến nước bọt chỉ gây tổn thương tại tuyến nước bọt.

- Bệnh diễn biến lành tính, trong nhiều trường hợp có thể tự khỏi. Song cũng có trường hợp chuyển sang viêm mãn tính phì đại tuyến.

- Viêm tuyến nước bọt gây nên tình trạng sưng to, sưng lan rộng, da vùng tuyến sưng tấy đỏ, khó mở miệng, khó thở, khó nuốt, có hạch viêm phản ứng ở góc hàm và tai cùng bên.

- Viêm tuyến nước bọt thường gây sốt từ 38 – 39 độ C, ấn vùng tuyến mang tai có mủ chảy ra miệng ống stenon.

- Bệnh viêm tuyến nước bọt đơn thuần thường không thấy có tổn thương ngoài tuyến nước bọt. Bệnh có tính đơn lẻ, cơ hội.

Empty

Thời gian ủ bệnh viêm tuyến nước bọt bao lâu? Viêm tuyến nước bọt và quai bị là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau

Bệnh quai bị:

- Đây là bệnh lý toàn thân nhưng có biểu hiện tại chỗ tuyến mang tai do virus Paramyxoviridae. Bệnh lây nhiễm trực tiếp bằng dịch tiết của đường hô hấp.

- Bệnh thường xuất hiện vào tháng 4 hoặc tháng 5 trong khi bệnh viêm tuyến nước bọt chỉ xuất hiện nhiều vào tháng giêng.

- Lứa tuổi nào cũng có thể mắc quai bị, tỉ lệ nam mắc quai bị cao hơn nữ. Trong khi đó tỉ lệ người mắc bệnh viêm tuyến nước bọt cân bằng ở cả nam và nữ.

- Nếu viêm tuyến nước bọt là bệnh lý có thể tự khỏi thì quai bị là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Quai bị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, nghiêm trọng nhất là tình trạng vô sinh.

- Biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh có thể xuất hiện với tỉ lệ 20 – 35% ở người sau tuổi dậy thì, thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7 – 10 ngày.

- Ngoài ra, quai bị còn gây nhiều biến chứng như: nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy, tổn thương thần kinh; ở phụ nữ có thai bị quai bị có thể gây sảy thai, sinh non, con dị dạng, thai chết lưu…

Như vậy, mặc dù có chung biểu hiện ở tuyến nước bọt nhưng bệnh quai bị và viêm tuyến nước bọt là hai bệnh lý hòa toàn khác nhau. Khi có biểu hiện sưng viêm tuyến nước bọt người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để khám xét nhằm phát hiện đúng bệnh và có phương án điều trị an toàn.

comment Bình luận

largeer